27 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngLý do dùng ốp lưng có thể khiến điện thoại nhanh hỏng,...

    Lý do dùng ốp lưng có thể khiến điện thoại nhanh hỏng, cách lựa chọn thay thế

    Date:

    Related stories

    Theo các chuyên gia công nghệ, ốp lưng điện thoại là sản phẩm được nhiều người lựa chọn để bảo vệ những trầy xước tuy nhiên thực tế sản phẩm này còn khiến điện thoại nhanh hỏng hơn.

    Điện thoại thông minh là thiết bị điện tử đắt tiền. Có những mẫu điện thoại cao cấp như iPhone 14 hay Samsung Galaxy S23 có giá lên tới hàng chục triệu đồng. Với nhiều người, điện thoại đôi khi là cả “gia tài” đắt đỏ, phải tiết kiệm rất lâu mới có thể sở hữu.

    Chính vì vậy, tâm lý chung của người dùng là nâng niu điện thoại và bảo vệ bằng mọi cách. Người tiêu dùng sẽ không muốn điện thoại bị hỏng, trầy xước hoặc thậm chí là bụi bẩn. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt là khi sửa chữa một số điện thoại thông minh tốn tiền không khác gì mua một thiết bị mới. Lúc này ốp lưng được coi là giải pháp bảo vệ điện thoại tốt nhất. Thậm chí, ốp lưng được coi là vật không thể thiếu đối với tất cả những ai sử dụng điện thoại.

    Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng trên thực tế ốp lưng không phải là giải pháp hoàn hảo người tiêu dùng nên cân nhắc những nhược điểm của nó trước khi sử dụng phụ kiện này bởi ốp lưng có thể khiến điện thoại nhanh hỏng hơn.

    Không bảo vệ 100%

    Theo các chuyên gia công nghệ của Điện máy xanh, hầu hết những người mua ốp lưng điện thoại nghĩ rằng ốp lưng sẽ giúp điện thoại bền hơn, sử dụng được lâu dài hơn. Một số người sử dụng ốp để giữ điện thoại luôn mới, khi bán lại vẫn giữ được giá trị cao. Tuy nhiên, sự thật là ốp lưng không bảo vệ điện thoại 100%. Bên cạnh đó, chúng thậm chí còn có thể làm tăng khả năng khiến các bộ phận trong điện thoại bị hỏng nhanh chóng.

    Mất tính thẩm mỹ

    Các công ty điện thoại thông minh tốn hàng triệu USD để tìm ra những thiết kế sản phẩm tốt nhất. Họ luôn muốn đảm bảo sự hài lòng của người dùng khi sản phẩm ra mắt. Không có lý do gì để che giấu một chiếc điện thoại thông minh với thiết kế sang trọng, mà người tiêu dùng đã chi tiền để mua. Với giá trị đáng kể của chiếc điện thoại hãy khoe nó trước mọi người thay vì bao bọc thiết bị bằng một lớp vỏ đơn điệu chỉ vì lo rằng điện thoại sẽ bị trầy xước.

    Giảm nhiệt kém

    Các điện thoại thông minh hiện nay được trang bị các con chip mạnh và khả năng chạy tác vụ đa nhiệm cực kỳ tốt. Khi sử dụng, máy phát ra lượng nhiệt đáng kể. Sử dụng ốp lưng có thể làm giảm khả năng thoát nhiệt từ bên trong, gây hại cho thiết bị và gây khó chịu khi sử dụng.

    Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng nếu ốp lưng được làm từ nhiều loại chất liệu hoặc quá dày. Đặc biệt, khi điện thoại tiếp xúc với nguồn nhiệt bên ngoài như ánh sáng mặt trời, đèn và các nguồn nhiệt khác, tình trạng quá nóng thường xuyên có thể gây hại cho pin. Không sử dụng ốp lưng sẽ giúp điện thoại tản nhiệt tốt hơn và mang lại cảm giác mát mẻ khi cầm nắm. Bên cạnh vấn đề về tản nhiệt và quá nhiệt, ốp lưng còn khiến cho smartphone trở nên cồng kềnh, nặng nề và mất đi sự tự nhiên.

    Sạc không dây kém

    Điện thoại thông minh hiện nay sử dụng công nghệ sạc không dây, nhưng việc sử dụng ốp lưng khiến việc sạc trở nên bất tiện. Một số đế sạc không dây có thể sạc qua ốp, nhưng thời gian sạc sẽ lâu hơn và hiệu suất không tối ưu.

    Ốp lưng kém chất lượng chứa chất độc hại

    Cho biết cụ thể hơn về các loại hóa chất nào tiềm ẩn trong ốp lưng điện thoại, TS. Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật Hóa học, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, trong ốp điện thoại tiềm ẩn rất nhiều hóa chất mà người dùng không thể biết.

    Hợp chất PAH: PAH là tập hợp các chất có nhiều vòng thơm (vòng benzen) ngưng tụ. Có thể có những chất không độc, nhưng cũng có rất nhiều chất trong số đó là chất độc như Naphtalen…

    Chất hóa dẻo: Nhiều vỏ ốp điện thoại rất dẻo do được đưa vào chất hóa dẻo làm cho nhựa mềm, dẻo, dai, thậm chí bóng hơn. Hai chất hóa dẻo được dùng phổ biến hiện này là Dibutyl phthalate và Dioctyl phthalate. Trong đó, có nơi liệt Dibutyl phthalate vào danh mục các chất có khả năng gây đột biến, quái thai.

    Chất tạo màu: Những chất tạo màu thường được nghiền ra ở kích cỡ rất nhỏ rồi trộn vào nhựa để tạo thành nhiều màu khác nhau cho vỏ ốp. Trong đó, người ta hay sử dụng Cadimi – nguyên tố độc được xếp vào nhóm gây ung thư nguy hiểm.

    Cũng theo các chuyên gia công nghệ, việc sử dụng vỏ điện thoại không những không kéo dài tuổi thọ cho điện thoại mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng làm mát của nó. Trên thực tế, điện thoại có thể dùng bền hơn khi không dùng ốp lưng và ngược lại, “tuổi thọ” kém hơn khi có ốp lưng bao bọc. Bởi thế, người tiêu dùng nên chú ý khi chọn mua vỏ ốp điện thoại. Không nên mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, địa chỉ không uy tín.

    Các lựa chọn thay thế ốp lưng điện thoại

    Thay vì sử dụng ốp lưng, có một số lựa chọn khác có thể bảo vệ điện thoại mà vẫn giữ chúng mỏng và nhẹ. Có thể sử dụng các các miếng dán decal với nhiều phong cách từ độc đáo cho đến sang trọng để khiến chiếc smartphone trông vừa thời trang vừa được chống xước. Để bảo vệ màn hình của điện thoại khỏi các vết nứt và trầy xước có thể sử dụng một miếng bảo vệ màn hình rất mỏng dưới dạng tấm kính trong hoặc nhựa trong suốt. Những miếng dán này thường có giá rẻ hơn so với các ốp lưng.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/ly-do-dung-op-lung-dien-thoai-co-the-khien-san-pham-nhanh-hong-cach-lua-chon-thay-the-d211351.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img