36 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng 7 9, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngLý do các chuyên gia khuyên không nên uống cà phê sau...

    Lý do các chuyên gia khuyên không nên uống cà phê sau khi say rượu

    Date:

    Related stories

    Theo các bác sĩ, uống cà phê đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên sau khi say rượu không nên uống vì dễ khiến cơ thể mất nước, lo lắng, đau bụng và mất ngủ nặng hơn.

    Sau khi uống rượu bia nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ và có thói quen uống thêm cà phê mong lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên đó là một sai lầm tai hại bởi các nghiên cứu cho thấy chất cồn trong rượu có tác dụng kích thích thần kinh, caffein trong cà phê cũng có tác dụng kích thích thần kinh mạnh. Nếu uống cả hai cùng lúc sẽ khiến thần kinh căng thẳng, cáu gắt, uống khi bị đau đầu hay mất ngủ sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

    Một số chuyên gia cho rằng uống cà phê và rượu cùng một lúc sẽ gây hại lớn cho cơ thể, nhiều trường hợp đã bị xuất huyết não sau khi kết hợp 2 đồ uống cùng nhau. Bên cạnh đó, sự kết hợp này không chỉ ảnh hưởng tới chức năng của tim mà còn có nguy cơ để lại hậu quả nặng nề. Nếu chúng ta đang gặp một số vấn đề về tim hoặc một người bị nhịp tim nhanh kịch phát, uống cà phê và rượu cùng nhau sẽ gây ra hậu quả tồi tệ hơn.


    Sau khi say rượu không nên uống cà phê vì có thể gây buồn ngủ hơn, căng thẳng thần kinh. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, theo bác sĩ Tạ Tùng Duy, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, mất nước chính là “thủ phạm” gây ra loạt cảm giác khó chịu như đau đầu, buồn nôn và mệt lả sau khi uống rượu. Cà phê vốn có tác dụng lợi tiểu, uống ngay lúc này có thể khiến cơ thể càng dễ mất nước. Thay vì cố tỉnh táo bằng caffein, bạn nên tập trung bù nước và chất điện giải.

    Rượu tác động đến dopamine và nhiều chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến tâm trạng thất thường. Khi tỉnh rượu, hệ thần kinh thường bị kích thích ngược, dễ gây bồn chồn, bứt rứt. Một nghiên cứu công bố năm 2021 cũng chỉ ra rượu ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng điều tiết cảm xúc. Nếu nạp thêm caffein, cảm giác lo âu có thể tăng gấp đôi.

    Không ít người đau bụng, buồn nôn khi say rượu là do niêm mạc dạ dày đã bị kích ứng. Caffein trong cà phê tiếp tục kích thích dạ dày, tăng tiết acid và co bóp ruột. Kết quả, bạn dễ gặp ợ nóng, đầy hơi, thậm chí trào ngược acid.

    Rượu có thể khiến bạn buồn ngủ nhưng lại làm giấc ngủ chập chờn, kém chất lượng. Nếu uống thêm cà phê, cơ thể càng khó vào giấc và ngủ sâu. Về lâu dài, thói quen lạm dụng rượu và cà phê có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn mạn tính, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, béo phì và trầm cảm.

    Để cơ thể nhanh phục hồi, bác sĩ Duy khuyến cáo bạn nên ưu tiên bổ sung nước khoáng, nước điện giải hoặc nước ép trái cây tự nhiên (không thêm đường). Đồ uống thể thao cũng có thể giúp bù chất điện giải nhưng cần uống có kiểm soát để tránh nạp quá nhiều đường.

    “Cà phê không giúp giải rượu mà còn dễ làm tình trạng mất nước, lo lắng và khó chịu dạ dày nặng hơn. Hãy để dạ dày nghỉ ngơi và ưu tiên các thức uống lành mạnh trước khi quay lại với cà phê”, bác sĩ Duy cho hay.

    Tiêu chuẩn TCVN 12807:2019 – Cà phê hỗn hợp hòa tan

    Tiêu chuẩn TCVN 12807:2019 – Cà phê hỗn hợp hòa tan quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm cà phê hòa tan có pha trộn với các thành phần khác như đường, sữa, chất độn, hương liệu,… nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

    Yêu cầu về cảm quan: Sản phẩm phải có màu sắc đặc trưng, đồng nhất; mùi thơm dễ chịu của cà phê và các thành phần bổ sung; vị đặc trưng hài hòa, không có mùi hoặc vị lạ. Dạng sản phẩm thường là bột khô, đồng nhất, không vón cục, không lẫn tạp chất.

    Yêu cầu về thành phần: Cà phê hỗn hợp hòa tan phải có tỷ lệ tối thiểu 10% cà phê hòa tan tính theo khối lượng chất khô. Các thành phần khác có thể bao gồm đường, kem thực vật, chất tạo hương, chất nhũ hóa, v.v., nhưng phải phù hợp với quy định về phụ gia thực phẩm hiện hành.

    Chỉ tiêu hóa lý: Gồm độ ẩm không vượt quá 5%, hàm lượng caffeine tối thiểu là 0,3%, và hàm lượng tro không tan trong axit không được vượt quá giới hạn cho phép. Những chỉ tiêu này giúp đánh giá chất lượng và độ tinh khiết của sản phẩm.

    Chỉ tiêu vi sinh: Sản phẩm không được chứa vi sinh vật gây hại, phải đảm bảo các giới hạn về tổng số vi sinh vật hiếu khí, coliform, E. coli, nấm men, nấm mốc,… theo quy định an toàn thực phẩm.

    Ghi nhãn và bao bì: Cà phê hỗn hợp hòa tan phải được đóng gói trong bao bì kín, hợp vệ sinh. Nhãn phải ghi đầy đủ tên sản phẩm, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, và các thông tin theo quy định hiện hành.

    Theo Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/ly-do-cac-chuyen-gia-khuyen-khong-nen-uong-ca-phe-sau-khi-say-ruou-d234998.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img