RAM là thành phần quan trọng trong máy tính để bàn cùng như các thiết bị thông minh khác. Việc lựa chọn sử dụng RAM một cách hợp lý sẽ làm tăng trải nghiệm sử dụng thiết bị, cũng như hạn chế tối đa chi phí đầu tư cho người dùng.
RAM – Random Access Memory (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là “bộ nhớ điện động”, nghĩa là nó chỉ lưu trữ dữ liệu khi có nguồn điện, trái ngược với ổ cứng HDD hoặc SSD “điện tĩnh”. Do đó RAM sẽ đặt lại mỗi khi hệ thống được khởi động lại.
Thanh RAM để lắp vào máy tính để bàn. Ảnh minh họa
Để dễ hình dùng hơn về vai trò của RAM trong PC, khi người dùng chạy đa nhiệm (mở nhiều ứng dụng cùng một lúc) trên máy tính chính là lúc đang phụ thuộc rất nhiều vào RAM của hệ thống. Nếu không có đủ dung lượng RAM, tính năng đa nhiệm có thể làm chậm quá trình xử lý dữ liệu trên thiết bị.
RAM được coi là bộ nhớ ngắn hạn của thiết bị. Mỗi khi một chương trình chạy ẩn, RAM sẽ theo giai đoạn chương trình đó đã dừng lại, người dùng có thể trở lại chương trình mà không cần đợi nó tải lại. Điều này cũng áp dụng cho các tab của trình duyệt, rất cần thiết khi người dùng mở nhiều tab trình duyệt cùng lúc mà không lo bị tải lại.
Tóm lại, nếu thiết bị không đủ RAM, mọi tác vụ trên máy sẽ hoạt động chậm hơn khi bạn cố gắng chạy đa nhiệm. Do đó hiểu được cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU, người dùng có thể tiết kiệm được chi phí, đồng thời loại bỏ nguy cơ không tương thích khi kết nối RAM với hệ thống linh kiện và phát huy được tối đa được sức mạnh chiếc laptop/PC để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.
Đa phần PC và laptop hiện nay đều được trang bị tối thiểu hai khe cắm để chuẩn bị sẵn cho mong muốn nâng cấp RAM nhằm gia tăng năng lực đa nhiệm trong tương lai. Thực tế, RAM cũng là linh kiện dễ cải thiện nhất nếu muốn nâng tầm hiệu năng tổng thể thiết bị.
Tuy nhiên, việc mua RAM lại không đơn giản như trong tưởng tượng bởi nếu không biết cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU, người dùng thậm chí còn khiến máy tính gặp phải tình trạng xung đột RAM dẫn tới những dấu hiệu như lỗi màn hình xanh hoặc bật không lên màn hình. Để tìm được thanh RAM thực sự, người dùng cần chú ý một vài điều cần thiết dưới đây.
Chú trọng về loại RAM tương thích Mainboard
Việc đầu tiên người dùng cần xem thanh RAM mình muốn lắp vào PC hoặc laptop có tương thích với Mainboard của máy hay không. Hãy truy cập vào website của nhà sản xuất Mainboard đó, tìm theo số model của bộ Main đang dùng.
Tại đây, nhà sản xuất sẽ chỉ rõ đời RAM tương thích, hỗ trợ mấy kênh và dung lượng RAM tối đa hỗ trợ. Chỉ cần lựa chọn chính xác theo những chỉ số này, người dùng sẽ tìm được bộ RAM tương thích tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính.
Lưu ý rằng nếu mainboard hỗ trợ đa kênh về RAM, người dùng nên tận dụng các kênh này (ví dụ ưu tiên dùng hai thanh RAM 8GB sẽ tốt hơn chỉ một thanh RAM 16GB) bởi điều đó có thể nâng hiệu suất tổng thể thiết bị lên thêm 10% tới 15%.
Sự tương thích giữa RAM và CPU
Mỗi loại CPU lại được thiết kế để phù hợp với một số loại RAM, đời RAM với chỉ số nhất định. Để kiểm tra xem chip xử lý của mình tương thích với loại RAM nào, người dùng cần truy cập vào website của nhà sản xuất chip. Tại đây, hãy tìm tên chip và mở bảng thông số hỗ trợ được liệt kê.
Ví dụ, ở mục Thông số bộ nhớ của chip Intel Core-i5 11400, người dùng có thể kiểm tra những mục như Các loại bộ nhớ và Số kênh bộ nhớ tối đa để thấy bộ vi xử lý này tương thích với RAM DDR4-3200 và hỗ trợ hai kênh bộ nhớ (Dual). Hãy tìm kiếm những bộ RAM mới theo các chỉ số này để đảm bảo CPU chắc chắn tương thích với RAM.
Mức độ tương thích của các thanh RAM
Nhiều người chú trọng vào cách chọn RAM phù hợp với Main và CPU mà quên mất việc phải tìm kiếm những thanh RAM tương thích với nhau để thiết bị có thể vận hành thật tốt.
Các chuẩn RAM phổ biến hiện nay
Trong trường hợp bạn muốn lắp nhiều hơn một thanh RAM cho PC hay laptop của mình, hãy để tâm đến sự tương đồng giữa những chỉ số như Bus, dung lượng, loại RAM (DDR3, DDR4, DDR5). Như vậy, RAM sẽ được tối ưu ở mức cao nhất và phòng tránh được nguy cơ gặp lỗi khi sử dụng.
Nâng cấp RAM phù hợp với nhu cầu sử dụng
8 GB RAM: Nếu bạn dành phần lớn thời gian trên máy tính để soạn tài liệu và chơi Solitaire, PC của có thể không cần dung lượng RAM đáng kể. 8 GB RAM tiêu chuẩn đủ để thiết bị hoạt động tốt, nó có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu máy tính cơ bản của người dùng. Thậm chí sẽ có thể mở một vài tab trong trình duyệt của mình mà không gặp ảnh hưởng lớn đến hiệu suất.
16 GB RAM: Để đáp ứng nhu cầu của phần mềm hiện đại, 16 GB RAM là con số mà hầu hết mọi người sẽ cần. Mức dung lượng này sẽ cân bằng tốt giữa việc chạy các ứng dụng và ngốn tài nguyên trên máy tính.
Bên cạnh đó, các game thủ sẽ thấy rằng 16GB đáp ứng nhu cầu chạy các trò chơi đòi hỏi khắt khe trên cài đặt cao nhất của họ (mặc dù những yếu tố khác như card đồ họa và tốc độ CPU cũng đóng vai trò quan trọng). Con số 16Gb cũng rất lý tưởng cho các nghệ sĩ muốn làm việc với các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Blender và Adobe Premiere, nhưng một khi các dự án ngày càng phức tạp hơn, họ buộc phải nâng cấp RAM lên dung lượng cao hơn.
32GB RAM: Như đã đề cập, 16GB phù hợp hơn với hầu hết mọi người và thậm chí còn cung cấp thêm một số chỗ trống để đẩy PC của họ đến giới hạn mà không gặp phải tình trạng giật lag đáng kể.
Tuy nhiên, với nhu cầu thiết kế hoặc biên tập viên chuyên nghiệp có các dự án có xu hướng phức tạp thì 32GB là lý tưởng. Ví dụ: nếu đang hiển thị video hoặc kết cấu có độ phân giải 4K trong Adobe Premiere hoặc Photoshop, người dùng sẽ cần ít nhất 32 GB RAM.
Lựa chọn RAM phù hợp với máy tính là bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất và ổn định của hệ thống. Bằng cách tập trung vào tương thích với Mainboard, CPU, và mục đích sử dụng cụ thể, người dùng có thể tiết kiệm chi phí và tận dụng tối đa sức mạnh của máy tính để phục vụ nhu cầu cá nhân.
Chuẩn RAM DDR – Tiêu chuẩn RAM phổ biến hiện nay
Chuẩn RAM DDR (Double Data Rate) được phát triển và quản lý bởi Hiệp hội hợp nhất công nghệ JEDEC (Joint Electron Device Engineering Council) được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống máy tính hiện đại.
DDR1 là thế hệ đầu tiên của DDR RAM. Chuẩn RAM DDR tương đối sơ khai này hoạt động với bus tốc độ 100MHz đến 200MHz và cung cấp băng thông truyền dẫn tối đa 2.1 GB/s.
DDR2 là thế hệ tiếp theo của chuẩn DDR và được gán mã là DDR2, chuẩn RAM này cho tốc độ bus cải thiện hơn với 200MHz đến 400 MHz, băng thông truyền dẫn cũng được nâng lên 8.5 GB/s.
DDR3 là thế hệ DDR thứ 3 và có bus 400MHz đến 1066MHz, chuẩn RAM DDR3 cũng được xem như là một bước đột phá trong công nghệ DDR vì mang đến một tốc độ bus cao và băng thông lớn lên đến 17GB/s. Ngoài chuẩn DDR3 truyền thống người dùng cũng có thể gặp những biến thể của chuẩn RAM này như DDR3L sở hữu tính năng gần tương tự như DDR4.
DDR4 là thế hệ thứ tư của DDR RAM và đây cũng là chuẩn RAM phổ thông nhất hiện nay. DDR4 cho tốc độ bus từ 2133MHz đến 3200MHz, băng thông truyền dẫn đạt 25.6 GB/s.
DDR5 là chuẩn RAM DDR hiện đại nhất ở thời điểm này và đang dần thay thế chuẩn DDR4 trên những sản phẩm cao cấp. DDR5 mang đến một bước tiến đột phá khi mang đến tốc độ bus có thể đạt từ 4800Mhz đến 6800MHz, băng thông truyền dẫn cũng có thể lên đến 32GB/s.
Duy Trinh (t/h)
https://vietq.vn/lua-chon-ram-cho-may-tinh-de-ban-phu-hop-voi-muc-dich-su-dung-d218110.html