Kết quả cho thấy 3 thành phố có tỷ lệ tử vong sớm hàng đầu do bụi siêu mịn gây ra lần lượt là Bangkok với 1080 ca, kế tiếp là Jakarta (910) và Hà Nội (620). Con số thực tế đã tự động nói lên tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô Hà Nội đang ở mức báo động đỏ như thế nào.
Bài viết của tác giả Hsiang-He Lee, tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Môi trường tại Đại học California, Davis (Mỹ). Cô làm việc tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Singapore (SMART), với các dự án tập trung tìm hiểu về nhiên liệu khí đốt, chất lượng không khí và mức tiêu thụ năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Hiện tại, cô tham gia nhóm phát triển về mô hình khí hậu toàn cầu thuộc một phòng thí nghiệm quốc gia tại Mỹ.
Nằm trong 3 thành phố ASEAN có tỷ lệ tử vong sớm do bụi siêu mịn gây ra cao hàng đầu. Có số lượng ngày tầm nhìn xa bị hạn chế thuộc hàng cao nhất trong 50 thành phố lớn của Đông Nam Á.
Rõ ràng, Hà Nội là một trong những thành phố ở khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí, đã lên mức báo động đỏ. Tại Đông Nam Á, chất lượng không khí của các khu đô thị luôn ở mức cảnh báo có hại cho sức khỏe con người trong một vài thập kỷ qua.
Nguyên do chính? Đốt nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng do mức tiêu thụ năng lượng cao. Tần suất vận chuyển phát thải diễn ra thường xuyên mỗi ngày. Khí thải chất đốt sinh khối từ nạn phá rừng và than bùn.
Về cơ bản, nhiên liệu hóa thạch bao gồm các tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất công nghiệp như than đá, dầu mỏ. Còn nhiên liệu sinh khối đến từ các phế phẩm nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ trấu, xơ bắp…) và phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ…).
Dựa trên các dữ liệu thống kê, Hà Nội có số lượng ngày tầm nhìn xa bị hạn chế thuộc hàng cao nhất trong 50 thành phố lớn thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), xếp ngang hàng với với Jakarta (Indonesia), Bangkok (Thái Lan) và Yangon (Myanmar).
Kể từ năm 2003, hiện tượng này ở Hà Nội diễn ra theo chiều hướng đi lên và chưa có dấu hiệu dừng lại. Đáng lo hơn, các chất gây ô nhiễm không khí không chỉ dẫn đến suy giảm tầm nhìn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Mặt khác, mật độ bụi siêu mịn trên bầu trời Hà Nội cũng giảm đi gần 11%, còn lượng khí CO cũng chỉ còn ở mức 35%.
Vì lẽ đó, hơn bao giờ hết, các nước ASEAN sẽ cần điều chỉnh một vài thay đổi trong chính sách năng lượng của mình để phù hợp với các cam kết về bảo vệ môi trường.
Những con số trên nói lên rằng việc thay thế nhiên liệu sinh học bằng khí tự nhiên làm nhiên liệu đốt trong các khu dân cư sẽ cung cấp một giải pháp cải thiện chất lượng không khí tại thủ đô và cho các chính sách giảm thiểu ô nhiễm trong tương lai.
Thanh Thảo (moitruong.com.vn/Trithuctructuyen (23/9/2019)