Theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu mắc phải những lầm khi ăn lương thực thô coi chừng lợi bất cập hại cho sức khỏe lâu dài.

Lương thực thô bao gồm ngô, các loại gạo, tiểu mạch, yến mạch, vừng v.v… Ngô nghiền thành bột có thể làm các loại bánh hoặc nấu cháo ăn, giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, là một trong những thực phẩm mọi người rất thích ăn.

Axit nicotinic có trong ngô ở dạng kết hợp, vì thế cơ thể con người không thể tận dụng được, tuy nhiên, nó có thể hòa nhập cùng với chất tryptophan trong cơ thể con người, trong khi đó protein của ngô lại thiếu chất tryptophan, vì thế axit nicotinic hợp thành không thể thỏa mãn được nhu cầu của cơ thể. Trong trấu và cám của các loại ngũ cốc có chứa rất nhiều axit nicotinic. Vì thế, nếu sử dụng bột gạo lâu dài tất sẽ dẫn đến thiếu hụt axit nicotinic. Ngô có khá nhiều các thành phần axit linolic và các axit khác có tác dụng hạ thấp bớt chất cholesterol, có khả năng phòng ngừa bệnh xơ cứng huyết quả não, thần kinh suy nhược và bệnh béo phì…

Đại mạch có tác dụng giảm cholesterol hơn yến mạch, nhưng yến mạch lại có tác dụng lợi gan, nhuận tràng. Gạo cẩm ăn thường xuyên sẽ làm cho tinh thần minh mẫn hơn. Vừng đen là thứ thực phẩm bổ não, phòng ngừa lão hóa và có tác dụng chữa bệnh đường ruột, bệnh bí tiểu, đại tiện, chân tay mệt mỏi và bệnh thiếu máu của sản phụ sau khi sinh nở.

Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng nếu mắc phải những lầm khi ăn lương thực thô coi chừng lợi bất cập hại cho sức khỏe lâu dài.

 Dùng lương thực thô cần cẩn trọng. Ảnh minh họa

Dùng lương thực thô thay thế hoàn toàn cho thực phẩm chính

Nói đến “thực phẩm chính” chủ yếu chính là cơm mà chúng ta vẫn ăn hằng ngày, bên cạnh đó có thể kết hợp với bún, phở, hủ tiếu vv… để thay đổi khẩu vị. Mặc dù đây là thành phần thiết yếu nhất trong bữa ăn nhưng hiện nay, nhiều người vì muốn giảm cân mà thực hiện chế độ ăn kiêng một cách mù quáng, trong đó có cả tình trạng cắt giảm thực phẩm chính mà thay bằng các loại lương thực thô hoàn toàn.

Trên thực tế, hành động này là hoàn toàn vô ích đối với những người vốn có chức năng tiêu hóa kém, thậm chí có khi còn gây bệnh tật vì lương thực thô khi ăn vào sẽ trở thành gánh nặng cho đường ruột. Ví dụ như nếu ăn khoai lang quá nhiều mà tiêu hóa không tốt sẽ dễ sinh ra nhiều dịch vị dạ dày, gây chướng bụng. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu các nguyên tố vi lượng khác, đồng thời còn làm trễ “ngày dâu” ở phụ nữ, nghiêm trọng còn gây rối loạn kinh nguyệt.

Chỉ ăn đơn nhất một hoặc hai loại lương thực thô

Có thể do sở thích khẩu vị của mỗi người khác nhau, hoặc vì lương thực thô thường khó nấu chín mềm nên để cho tiện lợi mà nhiều người chỉ chọn loại nào dễ chế biến nhất để sử dụng. Chẳng hạn như bắp và yến mạch là khá lý tưởng để bạn kết hợp với sữa bò, cách chế biến cũng đơn giản.

Tuy là có thể tiết kiệm thời gian, công sức nhưng nếu bạn cứ ăn uống đơn nhất chỉ với một hoặc hai loại lương thực thô thì về lâu dài sẽ gây thiếu hụt hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng nếu có thói quen thích ăn các loại này thì cần chú ý kết hợp đa dạng hơn, thay đổi mỗi ngày với một loại lương thực thô khác nhau như bắp, khoai, đậu, ngũ cốc v.v…

Nhầm lẫn với chế phẩm từ lương thực thô

Lương thực thô và chế phẩm từ lương thực thô là ai khái niệm không giống nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa thành phần từ lương thực thô như bánh quy ngũ cốc, bánh mì lúa mạch v.v… Những thực phẩm này nếu không cẩn thận chẳng những không giúp bạn giảm cân, khỏe mạnh mà còn có thể gây béo hơn.

Do trong quá trình sản xuất, ngoài lương thực thô thì còn có một phần lương thực tinh, cộng với nhiều chất phụ gia khác như đường, bơ, sữa nên sau khi thành phẩm mà ăn nhiều trong thời gian dài sẽ làm cơ thể bạn mất đi không ít hàm lượng chất xơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác.

Lương thực thô nhưng lại quá tinh chế

Mặc dù các loại lương thực thô phải nấu chín mềm mới dễ hấp thu và tiêu hóa nhưng nếu quá lạm dụng có thể khiến thành phần tinh bộ bị “nhão hóa”, làm tăng tiết dịch mật ở tuyến tụy, dễ khiến bạn bị tăng đường huyết mà còn gây tích tụ mỡ thừa.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến, nhiều người thích nêm gia vị đậm đà, vô tình khiến cơ thể bạn hấp thu nhiều nhiệt lượng hơn, thậm chí còn có những độc tố có hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi sử dụng lương thực thô nên kiểm soát tốt độ chín cũng như chế biến thanh đạm để đảm bảo những ích lợi cho sức khỏe.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/loi-bat-cap-hai-khi-dung-luong-thuc-tho-sai-cach-d200465.html