22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnLàm thế nào để giới hạn mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5°C

    Làm thế nào để giới hạn mức tăng nhiệt ở ngưỡng 1,5°C

    Date:

    Related stories

    Vừa qua, Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã công bố nghiên cứu mới đối với việc phân bổ ngân sách carbon (lượng phát thải CO2 tối đa) toàn cầu lần đầu cho các lĩnh vực khó cắt giảm – 12 ngành công nghiệp vĩ mô chính của mỗi quốc gia.

    Các nhà khoa học từ UTS đã tính toán ngân sách carbon liên quan đến năng lượng cho các ngành công nghiệp bao gồm ngành công nghiệp nhôm, thép, hóa chất, xe hơi và hàng không.

    Các ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, hàng không… có mức phát thải CO2 rất lớn.

    Nghiên cứu cho thấy vẫn có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở ngưỡng 1,5°C và thực hiện Thỏa thuận Khí hậu Paris. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có hành động khí hậu kịp thời bởi các ngành sử dụng nhiều năng lượng nhận được sự hậu thuẫn từ các ngành tài chính, các chính sách dài hạn và đáng tin cậy từ phía chính phủ.

    Ngân sách carbon toàn cầu để giúp mức tăng nhiệt không vượt quá 1,5°C với 67% khả năng diễn ra là 400 tỷ tấn CO2 cho đến năm 2050. Ngành thép sẽ có ngân sách carbon là 19 tỷ tấn CO2 (chiếm 5,0%), ngành xi măng có 9 tỷ tấn CO2 (2,4%) và ngành công nghiệp nhôm có 6 tỷ tấn CO2 (1,6%). Ngân sách carbon lớn nhất được tính toán phân bổ cho các công trình (kiểm soát biến đổi khí hậu và điện năng) với 88 tỷ tấn CO2 (22,6%), và giao thông đường bộ với 82 tỷ tấn CO2 (21,1%).

    Phó giáo sư Sven Teske, người đứng đầu nghiên cứu tại UTS cho biết: “Điều quan trọng là phải có một ngân sách carbon dựa trên cơ sở khoa học cho các ngành cụ thể để thực hiện các mục tiêu khí hậu cho tất cả các bộ phận của các ngành này. Chúng tôi nhận thấy rằng cho đến nay, các công ty điện lực có trách nhiệm lớn nhất: Họ phải cung cấp đủ năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất, thép, xi măng, nhôm và cho các loại xe điện không sử dụng xăng dầu”.

    Ngân sách phát thải cho từng ngành cụ thể đó lại được chia nhỏ thành phát thải phạm vi 1, 2 và 3, giúp xác định trách nhiệm đối với lượng phát thải đó.

    Cho đến nay, hệ thống này mới chỉ được áp dụng cho các công ty, chưa áp dụng một cách chi tiết cho toàn bộ lĩnh vực của các ngành công nghiệp hoặc một khu vực. Để định hướng đầu tư sao cho phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0, ngành tài chính cần một mô hình tổng thể cho lộ trình giữ mức tăng nhiệt thấp hơn/không vượt quá 1,5°C. Các nhà khoa học của UTS đã phát triển một mô hình – Mô hình Khí hậu OneEarth (OECM) – để bù đắp lỗ hổng trong các đường lối khử carbon cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp.

    Mục tiêu phát thải cho một lĩnh vực cụ thể, ví dụ: lĩnh vực công nghiệp thép và lượng phát thải theo “Phạm vi” có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn và hướng dẫn cho việc ra quyết định đầu tư. Hiện tại, có thể phát triển các lộ trình phát thải cho các phân loại ngành, sau đó được ghi lại trong một mô hình nhất quán phù hợp với mức tham vọng phát thải ròng bằng 0. Các thành viên của Liên minh Chủ sở hữu Tài sản có mức phát thải ròng bằng không được Liên Hợp Quốc hỗ trợ (tạm gọi tắt là Liên minh) đã bắt đầu sử dụng mô hình.

    Mười hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ chính được phân tích gồm: Công nghiệp nhôm, hóa chất, xi măng, thép, dệt và đồ da, điện và khí đốt, nông nghiệp, lâm nghiệp, hàng không, công nghiệp vận tải biển, vận tải đường bộ, bất động sản và các công trình.

    Günther Thallinger, Chủ tịch Liên minh Chủ sở hữu Tài sản có mức phát thải ròng bằng 0 cho biết: “Lộ trình của lĩnh vực trong Mô hình Khí hậu OneEarth có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho ngành tài chính, về việc ra quyết định đầu tư, bởi mô hình này dựa trên cách tiếp cận tích hợp toàn diện. Nó cũng cho thấy mức độ chi tiết cần có để củng cố phân tích của các nhà đầu tư. Thông tin cung cấp chi tiết về ngân sách và phạm vi từng ngành, đặc biệt là về sự kết nối và trách nhiệm”.

    Là trường mô hình tương tác lớn đầu tiên gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các cuộc đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu và Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP UNFCCC), Liên minh chủ sở hữu tài sản có mức phát thải ròng bằng 0 đang hỗ trợ sự phát triển hơn nữa của mô hình OECM và áp dụng các phát hiện và dữ liệu mới nhất của UTS để đưa thông tin về mục tiêu của nhóm nhà đầu tư, thiết lập quy tắc và tạo lập khuôn khổ báo cáo.

    Liên minh là một nhóm quốc tế gồm 60 tổ chức đầu tư cam kết chuyển đổi nguồn đầu tư trị giá khoảng 10 nghìn tỷ USD cho lộ trình phát thải ít hơn/không vượt quá hạn mức vào năm 2050.

    UTS đưa ra 6 khuyến nghị cho lãnh đạo các quốc gia:

    Ngừng đầu tư vào các dự án dầu khí mới; Đảm bảo loại bỏ than vào năm 2030 ở các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), từ năm 2030 đến năm 2040, tất cả các khu vực cần dần loại bỏ than; Dừng sản xuất ô tô chở khách sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng dầu vào năm 2030;

    Chính phủ cần đưa ra các kế hoạch chuyển đổi phát thải ròng bằng không chi tiết; Thiết lập và thực hiện các mục tiêu đầu tư, cho vay và hỗ trợ đầu tư loại bỏ carbon phù hợp với mục tiêu giữ mức tăng nhiệt thấp hơn/không vượt quá 1,5°C;

    Các công ty công bố và thực hiện chiến lược giảm thiểu tác động của khí hậu, bao gồm: thiết lập mục tiêu ngắn hạn và trung hạn, thiết lập mục tiêu và minh bạch về các hoạt động cam kết cũng như đầu tư vào năng lượng tái tạo cũng như các giải pháp khí hậu.

    Tùng Dương
    https://petrotimes.vn/lam-the-nao-de-gioi-han-muc-tang-nhiet-o-nguong-15-c-631674.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img