Nấm mốc thường xuất hiện trên thực phẩm khi không bảo quản đúng cách và có thể gây ngộ độc cho mọi người nếu chủ quan, vẫn tiếp tục sử dụng.
Chắc hẳn nhiều người đã từng cảm thấy hoang mang trong khi đang thưởng thức những món ăn thơm ngon thì phát hiện ra chúng xuất hiện những vết mốc. Mọi người băn khoăn liệu điều này có gây hại cho sức khỏe hay không. Thậm chí nhiều người chủ quan rằng chỉ cần loại bỏ chỗ đã bị mốc là có thể tiếp tục sử dụng những phần còn lại của thực phẩm.
Tuy nhiên trên thực tế cơ thể có phản ứng khác nhau với mốc. Hãy cùng tìm hiểu tất cả về các tác động tiêu cực của nấm mốc xuất hiện trên thực phẩm có thể tác động đến cơ thể như thế nào.
Một số nấm mốc có thể gây hại cho gan
Những hóa chất độc hại có thể được tìm thấy trên nấm mốc gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào một vài yếu tố như hệ thống miễn dịch hoặc tuổi tác. Một trong những chất phổ biến và độc hại nhất được gọi là aflatoxin thậm chí có thể gây ung thư. May mắn thay, không phải tất cả thực phẩm bị mốc đều sản xuất những chất này nhưng chúng có thể xuất hiện trên đậu phộng và bắp ngô.
Các vi khuẩn bên trong nấm mốc có thể kích hoạt các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Bản thân nấm mốc không nguy hiểm và khả năng mọi người bị nhiễm bệnh từ chúng là khá thấp. Tuy nhiên, mốc thúc đẩy vi khuẩn phát triển và đây mới là nguyên nhân chính khiến mọi người bị bệnh. Trong trường hợp này, mọi người có thể gặp các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và mức độ nặng của những triệu chứng ngộ độc sẽ phụ thuộc vào loại vi khuẩn và lượng thức ăn không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã tiêu thụ.
Người dùng bị dị ứng với nấm mốc
Một số người gặp những phản ứng dị ứng với nấm mốc trên thực phẩm. Vì vậy nếu cơ địa của mọi người khá nhạy cảm thì nên tránh xa nó và trong trường hợp chẳng may tiêu thụ, hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức. Các triệu chứng có thể là dấu hiệu của phản ứng dị ứng là ngứa và chảy nước mắt, phát ban, khó thở, chảy nước mắt hoặc nghẹt mũi.
Những thực phẩm nấm mốc mà cơ thể có thể tiêu hóa dễ dàng
Mốc được sử dụng trong chế biến một số loại phô mai và chúng an toàn để mọi người sử dụng. Trên thực tế, những loại như gorgonzola, roquefort và phô mai xanh được tạo ra bằng cách bước đầu làm quen với các bào tử cụ thể, trong khi camembert và brie có màu trắng. Tuy nhiên, những người có cơ địa nhạy cảm vẫn cần thận trọng khi sử dụng các loại phô mai được chế biến theo cách làm mốc.
Những thực phẩm chỉ cần loại bỏ phần mốc là có thể tiếp tục sử dụng như salami cứng và giăm bông hun khói, phô mai cứng và phô mai mốc nhưng không phát triển thêm, rau và trái cây cứng, tất cẩ đều cần cắt ít nhất 3cm xung quanh chỗ mốc.
Khi thấy những thực phẩm này xuất hiện nấm mốc, hãy ngay lập tức vứt bỏ để bảo vệ sức khỏe: xúc xích và thịt xông khói, các loại thịt đã nấu chín, mì ống, ngũ cốc, phô mai mềm, kem chua và sữa chua, mứt và thạch, rau và trái cây mềm, các loại hạt, đậu và bơ đậu phộng, bánh mì và đồ nướng.
Tất cả những thông tin này đều mang tính chất tham khảo và nếu gặp bất kỳ dấu hiệu ngộ độc do nấm mốc, mọi người nên gọi xin tư vấn của chuyên gia y tế hoặc tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Hương Giang (theo: Bright Side)
http://vietq.vn/khong-nen-chu-quan-khi-tieu-thu-thuc-pham-bi-moc-d176953.html