21 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngKhông nên ăn kem quá thường xuyên vì có thể gặp hàng...

    Không nên ăn kem quá thường xuyên vì có thể gặp hàng loạt vấn đề về sức khỏe

    Date:

    Related stories

    Theo các chuyên gia về sức khỏe, kem là món ăn được nhiều người yêu thích tuy nhiên không nên ăn quá thường xuyên vì có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

    Theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ), nhờ có hương vị thơm ngon nên kem trở thành món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu ăn kem quá thường xuyên, chúng ta có thể gặp hàng loạt vấn đề sức khỏe, trong đó có những vấn đề ít người có thể ngờ tới.

    Các chuyên gia sức khỏe cho biết kem chứa nhiều đường và có hàm lượng calo cao. Một ly kem có thể chứa đến 270 calo, 14,5 gram chất béo và 28 gram đường,

    Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy ăn kem thường xuyên làm giảm khả năng mang thai ở phụ nữ. Nguyên nhân là do kem được làm từ sữa ít béo. Phụ nữ ăn nhiều các món làm từ sữa ít béo, chẳng hạn như kem, sẽ dễ gặp vấn đề về rụng trứng hơn, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

    Ngoài ra, kem chứa nhiều calo nên dễ gây tăng cân, tích tụ mỡ thừa và dẫn đến béo phì. Béo phì ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và giảm khả năng thụ thai của phụ nữ.


    Ăn kem thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Thông tin thêm về kem, bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc – Viện Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng cho biết, ăn kem chỉ có tác dụng giải nhiệt tức thời, không chỉ vậy mà còn gây nóng hơn do chứa nhiều đường. Trong kem có chứa 10-16% là chất béo, chủ yếu là chất béo bão hòa. Do đó, hàm lượng cholesterol trong máu sẽ tăng cao, cản trở quá trình lưu thông của máu. Bên cạnh đó, do kem được làm từ sữa, trong sữa lại có thành phần lactose. Những người dị ứng với thành phần này dễ bị các triệu chứng về tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và mệt mỏi.

    Ngoài ra hàm lượng đường cao trong kem sẽ khiến đường huyết trong máu tăng đột biến nhưng ngay sau đó sẽ giảm đột ngột. Tình trạng này gây ra cảm giác uể oải, mệt mỏi. Do đó, kem là một trong những món đầu tiên mà người bị tiền tiểu đường, tiểu đường loại 2 cần hạn chế.

    Ăn kem thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ. Đây là một loại rối loạn nhịp tim khiến tim đập nhanh hơn, đồng thời kèm theo các triệu chứng như khó thở, chóng mặt.

    Một nghiên cứu trên Tạp chí Y học về giấc ngủ của Mỹ cho thấy, tiêu thụ thực phẩm ít chất xơ và giàu chất béo bão hòa có liên quan tới việc ngủ nông và tỉnh táo hơn vào ban đêm. Hay nói cách khác, tiêu thụ các món ăn nhiều đường như kem, đặc biệt là buổi tối sẽ làm giảm số lượng giấc ngủ sâu, sóng chậm và khả năng phục hồi tổn thương của cơ thể.

    Lưu ý, những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên hạn chế ăn kem vì kem có thể kích hoạt hàng loạt các triệu chứng của bệnh như đau dạ dày, táo bón và ợ nóng. Không nên ăn kem khi vừa đi nắng về, cần để cơ thể giảm nhiệt rồi ăn. Không nên ăn vào lúc sáng sớm hay đói bụng, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Cẩn thận không nên ăn kem trước hoặc sau dùng các món nóng vì như thế rất có hại cho răng và lưỡi. Chỉ nên tiêu thụ 2-3 que kem/ tuần.

    Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7402:2019 về kem thực phẩm

    Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành áp dụng cho các loại kem thực phẩm. Theo đó các yêu cầu về nguyên liệu và phụ liệu như sữa tươi, theo TCVN 7405, và/hoặc các sản phẩm sữa; sữa đặc, theo TCVN 6403 hoặc TCVN 10558; sữa bột, theo TCVN 7979; chất béo sữa, theo TCVN 8434. Dầu, mỡ thực phẩm không có nguồn gốc từ sữa theo tiêu chuẩn tương ứng đối với dầu, mỡ được sử dụng.

    Protein thực phẩm không có nguồn gốc từ sữa, theo TCVN 7399 hoặc theo tiêu chuẩn đối với loại protein được sử dụng. Đường, theo TCVN 7968, nước theo quy định hiện hành. Trứng và các sản phẩm từ trứng: theo tiêu chuẩn tương ứng đối với loại trứng và sản phẩm trứng được sử dụng. Quả và các sản phẩm từ quả: theo tiêu chuẩn tương ứng đối với loại quả được sử dụng. Nguyên liệu thực phẩm để tăng hương, vị hoặc kết cấu của sản phẩm, ví dụ: cà phê, cacao, sôcôla, gừng, mật ong, lạc, rượu, muối ăn…: đáp ứng yêu cầu dùng làm thực phẩm.

    Các chỉ tiêu cảm quan của kem thực phẩm được quy định phải có màu trắng sữa hoặc màu đặc trưng của dạng sản phẩm, không có mùi, vị lạ, trạng thái đông lạnh hoặc đông lạnh một phần. Kem thực phẩm được bao gói trong bao bì chuyên dùng cho thực phẩm. Kem thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ không lớn hơn -15 °C. Kem thực phẩm được vận chuyển bằng xe lạnh chuyên dùng.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/khong-nen-an-kem-qua-thuong-xuyen-vi-co-the-gap-hang-loat-van-de-suc-khoe-d224023.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img