27 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngHậu quả khôn lường sau khi tiêm tan filler

    Hậu quả khôn lường sau khi tiêm tan filler

    Date:

    Related stories

    Tiêm tan filler là biện pháp nhằm hồi phục lại lớp da đã được tiêm filler nhưng không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hoặc để khắc phục tình trạng biến chứng sau khi tiêm filler hay nói cách khác là sau khi tiêm filler bị hỏng.

    Grace Stewart (32 tuổi, tại Anh), quản lý mạng xã hội tại Nottingham, ngán ngẩm với gương mặt như “tòa nhà bị sập” sau tiêm tan chất làm đầy (filler). Trong ba năm, cô tiêm filler từ hàm, sau đó đến môi, má, mũi và cằm. Tuy nhiên, sau đám cưới năm 2022, cô nhận ra mình đã lạm dụng filler quá mức. Năm nay, cô tìm đến hyaluronidase, một loại enzyme làm tan filler để có vẻ ngoài tự nhiên trở lại.

    Stewart không phải trường hợp duy nhất. Theo báo cáo của Hiệp hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Anh (BAAPS) năm 2023, số người tiêm filler đã giảm 27% so với năm 2022.

    Trên TikTok, hàng trăm video cho thấy những phụ nữ trẻ có nhu cầu làm tan ở môi, hàm và dưới mắt. Các bác sĩ thẩm mỹ nổi tiếng như Roshan Ravindran đã phát triển một ngành nghề mới từ việc làm tan filler tiêm lỗi. Đây là kết quả của làn sóng lạm dụng chất làm đầy bùng nổ vào khoảng năm 2019.

    “Xu hướng làm đẹp tự nhiên đang trở lại, nhiều người không còn muốn có khuôn mặt căng đầy từng phổ biến 5-7 năm trước. Giờ đây họ hiểu rằng mọi thứ cần hài hòa và nhẹ nhàng hơn”, tiến sĩ Ravindran cho biết.

    Tại Việt Nam, một phụ nữ tên D. (47 tuổi) sau khi đến “Công ty bệnh viện thẩm mỹ quốc tế” trên địa bàn quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh) tiêm thuốc tan filler (chất làm đầy) vì không hài lòng với khuôn mặt hiện có – phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng biến chứng nặng.

    Cụ thể, chỉ sau một ngày tiêm thuốc, vùng mắt nữ bệnh nhân sưng đau, uống thuốc không cải thiện. Đáng chú ý, khi chị D. trở lại cơ sở thẩm mỹ để thông báo tình trạng, nhân viên nơi này cho biết, mắt bệnh nhân biến chứng do việc tiêm chất làm đầy trước đây nên sẽ không chịu trách nhiệm.


    Tiêm filler đúng cách giúp chị em phụ nữ trở nên đẹp hơn. Trường hợp áp dụng sai kỹ thuật sẽ để lại biến chứng vô cùng nguy hiểm. (Ảnh minh họa).

    Qua thăm khám, bệnh nhân được xác định có áp xe vùng mắt, phải phẫu thuật xử lý gấp. Quá trình điều trị, các bác sĩ phải rạch mở ổ thoát dịch mủ, bóc tách cắt bỏ các mô thâm nhiễm chất làm đầy cho bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân vẫn phải theo dõi sát, với tinh thần suy sụp.

    Trao đổi vấn đề này, TS. BS. Ngô Minh Vinh, Phó Trưởng bộ môn Da Liễu, Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM) cho biết, tiêm filler (chất làm đầy) nghĩa là nâng mô của cơ thể lên, giúp tạo hình và xóa nhăn, bổ sung những khiếm khuyết mô của cơ thể. Chẳng hạn như gò má, hốc mắt bị trũng… có thể tiêm chất làm đầy lên để gò má căng, trẻ hóa ra bọng mắt hoặc ở rãnh mũi, má bị sâu muốn nâng lên cũng có thể tiêm chất làm đầy.

    Hiện nay, chất tiêm filler được sử dụng là loại chất HA (Hyaluronic Acid) – acid tự nhiên, cơ thể sẽ tự tiêu theo thời gian. Trước đây, nhiều người thường tiêm chất làm đầy bằng silicon. Khi tiêm vào cơ thể sẽ giúp tạo hình, xóa nhăn nhưng nhược điểm là cơ thể không hấp thu, đào thải được. Việc tiêm chất silicon có thể gây ra các phản ứng viêm, xơ hóa, mô hạt…

    Tuy nhiên, BS. Vinh cho rằng, tiêm filler vào cơ thể như con dao hai lưỡi vì nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp chị em phụ nữ trở nên đẹp hơn. Trường hợp áp dụng sai kỹ thuật sẽ để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm.

    Để vừa đảm bảo an toàn vừa thỏa mãn nhu cầu làm đẹp, BS. Vinh khuyến cáo người dân nên đến cơ sở thẩm mỹ có uy tín, đã được cấp phép; bác sĩ lành nghề, có giấy phép chứng nhận; sản phẩm sử dụng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng… để tránh biến chứng nguy hiểm do tiêm filler. “Người thực hiện tiêm filler phải là bác sĩ – ngay cả bác sĩ cũng chưa thể tiêm filler – mà phải qua lớp CME (Continuing medical education) chứng nhận thực hành biết về giải phẫu học, thực hành tiêm… mới có thể tiêm cho khách hàng”, BS. Vinh nhấn mạnh.

    Theo phân tích của chuyên gia, bất kỳ cuộc phẫu thuật, xâm lấn trên cơ thể dù rất nhỏ đều có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân thực hiện ở bệnh viện với bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn xử lý tốt thì khả năng gặp phải những biến chứng giảm xuống thấp nhất.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/hau-qua-khon-luong-sau-khi-tiem-tan-filler-d227360.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img