16.6 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngGiấy bạc bọc thực phẩm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe...

    Giấy bạc bọc thực phẩm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe như nhiều người nghĩ

    Date:

    Related stories

    Nhiều người lo ngại nhôm từ giấy bạc có thể ngấm vào thực phẩm và gây hại sức khỏe, thậm chí gây ung thư, nhưng sự thật không phải vậy.

    Công dụng nổi bật của giấy nhôm là giữ ẩm thực phẩm khi nấu nướng, giúp thực phẩm giữ được khá nhiều hương vị do không bị bay hơi, mất mùi như khi nấu nướng không có màng bọc nhôm.

    Chưa hết, giấy nhôm bọc thực phẩm đem nướng trong lò, nhiệt đi qua giấy nhôm sẽ được phân bố đồng đều hơn, thực phẩm chín đều hơn, không bị cháy sém, chỗ sống, chỗ chín,…

    Giấy nhôm bọc thực phẩm còn nhiều công dụng khác nhưng điểm mạnh nhất là giữ ẩm, chịu nhiệt, thích hợp với các món nướng mà bao nhựa không thể cạnh tranh nổi. Tuy nhiên, một số ý kiến nghi ngại ở nhiệt độ cao khi nấu nướng, nhôm có thể thôi vào thực phẩm, gây ra những tác hại không tốt đối với sức khỏe, trong đó có ung thư.

    Hình minh họa.

    Giấy nhôm bọc thực phẩm thực chất không gây hại đến sức khỏe như nhiều người vẫn nghĩ
    Nhôm không có ích lợi gì cho sức khỏe con người. Cơ thể không cần nhôm. Nhưng nhôm lại có tự nhiên trong hầu hết loại thực phẩm, dù không đáng kể. Nhôm do con người đưa vào thực phẩm cũng có, như sử dụng hợp chất nhôm làm phụ gia thực phẩm (làm bột nở trong bánh), đánh phèn nhôm để lọc nước,…

    Y học cũng dùng nhôm trong thuốc đau bao tử (antacid). Do đó, việc dùng màng nhôm để bao phủ thực phẩm cũng chỉ là một trong những nguồn cung cấp nhôm như các loại thực phẩm khác. Vấn đề là đưa vào nhiều hay ít.

    Việc thôi nhôm từ giấy nhôm vào thực phẩm nhiều hay ít tùy thuộc vào hai yếu tố:

    Nhiệt độ càng cao, thôi nhôm càng nhiều hơn: Chẳng hạn hấp thực phẩm trong bọc nhôm, nhôm nhiễm vào thực phẩm ít hơn khi nướng.

    Bản chất của thực phẩm: Thực phẩm có tính acid như cà chua, bắp cải, giấm làm thôi nhôm nhiều hơn. Mắm, muối, gia vị cũng làm thôi nhôm.

    Một nghiên cứu cho thấy lượng nhôm thôi vào (từ giấy nhôm) trong thịt đỏ (heo, bò, cừu,…) tăng từ 89% đến 378% và trong gia cầm (gà, vịt) từ 76% đến 215%. Nếu nướng ở 150 độ C trong 60 phút, mức tăng thấp nhất là 76-115% và cao nhất là 153-378% khi nướng ở 250 độ C, dù chỉ trong 20 phút.

    Điều này cho thấy, nhiệt độ cao ảnh hưởng đáng kể đến mức thôi nhôm, hơn nhiều so với thời gian nấu nướng.

    Theo Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex (của WHO và FAO) ước tính mức phơi nhiễm nhôm từ nguồn thực phẩm từ 6 đến 14 mg. Mức tiêu thụ nhôm mỗi ngày từ thực phẩm thay đổi tùy khu vực: Từ 1,6 mg (ở Pháp) tới 34 mg (Trung Quốc). Ở châu Âu nói chung từ 1,6 đến 13 mg. Đây là con số ước tính lượng nhôm nhiễm qua đường thực phẩm nói chung, chứ không riêng gì từ giấy bọc nhôm.

    Trước đây, nhôm bị cáo buộc là thủ phạm gây ra bệnh alzheimer. Nguyên nhân là người ta thấy một lượng nhôm cao bất thường trong não người bị alzheimer. Nhưng cáo buộc này đã nhanh chóng được giải tỏa vì khoa học không thấy có mối liên hệ giữa nhôm và bệnh alzheimer. Ngay cả Hội Alzheimer của Anh cũng thừa nhận điều này.

    Tuy nhiên, khi thử nhôm trên chuột, họ thấy chuột bị nhiễm độc thần kinh, thậm chí ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh của thế hệ con cháu nhà chuột. Những người chạy thận nhân tạo cũng cho thấy bị nhiễm độc này nếu phơi nhiễm với nhôm nồng độ cao. Đây là điều giới khoa học còn e ngại.

    Do đó, năm 2006, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã siết chặt lại việc sử dụng nhôm trong thực phẩm và đưa ra khuyến cáo, mức dung nạp hàng tuần với nhôm là 1 mg/kg thể trọng, nghĩa là một người nặng 60 kg chỉ nên tiêu thụ tối đa 60 mg nhôm/tuần.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/giay-bac-boc-thuc-pham-khong-lam-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-nhieu-nguoi-nghi-d199702.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img