22 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngGian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng gia tăng

    Gian lận xuất xứ hàng hóa có xu hướng gia tăng

    Date:

    Related stories

    Thời gian gần đây, hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa bắt đầu gia tăng và phức tạp hơn. Trong danh sách hàng loạt mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ có nhiều mặt hàng nằm trong diện xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

    Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), thời gian gần đây hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa bắt đầu gia tăng và phức tạp hơn nhiều. Trong danh sách hàng loạt các mặt hàng có nguy cơ bị gian lận xuất xứ có nhiều mặt hàng nằm trong diện xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

    Không những thế, đã có nhiều trường hợp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn, ghi xuất xứ hàng hóa trên bao bì, sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa bị bóc nhãn và thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc, “xuất xứ Việt Nam”. Ngoài ra, nhiều thương nhân nước ngoài lợi dụng doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ vận chuyển quá cảnh; tạm nhập tái xuất để trung chuyển hàng hóa, sau đó thương nhân nước ngoài làm giả C/O Việt Nam để gian lận xuất xứ hàng hóa.


    có xu hướng gia tăng. Ảnh minh họa.

    Trao đổi về vấn đề trên, ông Hoàng Ánh Dương- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp hơn, mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn. Trong đó, vi phạm chủ yếu là gian lận về xuất xứ, chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nhãn hiệu.

    Thủ đoạn để trốn tránh kiểm tra, kiểm soát là hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sau đó đặt gia công ở một nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm; thành phẩm sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả mạo nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ rồi giao liền cho khách hàng đặt mua, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, không cất trữ chờ tiêu thụ…

    Còn theo ông Trần Thanh Hải- Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ làm rất mạnh việc cảnh báo sớm đến cộng đồng doanh nghiệp; trong đó, rà soát để cảnh báo đúng mặt hàng trọng điểm, thị trường trọng điểm có nguy cơ rủi ro gian lận xuất xứ, không cảnh báo tràn lan, tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu.

    Tuy nhiên, qua rà soát hiện chưa có văn bản qui phạm pháp luật qui định các tiêu chí và điều kiện cụ thể để doanh nghiệp xác định và thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hay “Sản xuất tại Việt Nam”.

    Trong khi nhu cầu thể hiện xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo thông lệ quốc tế mới rất cấp thiết. Sự hình thành các chuỗi cung ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có thể có nhiều nước cùng tham gia sản xuất một sản phẩm, đã và đang tạo ra những thay đổi trong cách ghi xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa.

    Do đó, bên cạnh những cách ghi truyền thống như “Sản phẩm của…”, “Sản xuất tại…”, đã xuất hiện những cách ghi khác thể hiện chính xác hơn nguồn gốc của sản phẩm như “Lắp ráp tại (quốc gia, vùng lãnh thổ)” hay “Chế tạo bởi tên công ty, tập đoàn”…

    Bộ Công Thương đã có Tờ trình kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Công Thương chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định “Sản xuất tại Việt Nam”.

    Để giải quyết những vấn đề bất cập trong thực tế, dự kiến Nghị định sẽ qui định đối với một số nội dung như tiêu chí để xác định một hàng hóa là “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”.

    Phương thức thể hiện nội dung này trên hàng hóa, bao bì hàng hóa tùy thuộc vào quá trình sản xuất, gia công, chế biến, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong một vài cụm từ để thể hiện hàng hóa là hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam. Riêng với trường hợp không chắc chắn về xuất xứ Việt Nam, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn thể hiện nguồn gốc hàng hóa theo cách khác trên nhãn hàng hóa.

    Thanh Tùng
    http://vietq.vn/gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-co-xu-huong-gia-tang-d179315.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img