11 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng Một 12, 2025
More
    HomeCông nghệ sạchGiải pháp trị rác nhựa bằng cây xương rồng

    Giải pháp trị rác nhựa bằng cây xương rồng

    Date:

    Related stories

    Công thức phát triển chất liệu bao gói mới từ cây xương rồng có thể được coi là sáng kiến mới, gợi mở một giải pháp hứa hẹn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa đau đầu hiện nay trên toàn cầu.

    Theo Hãng tin AFP, bà Sandra Pascoe, nhà khoa học đang làm việc tại ĐH Atemajac Valley ở thành phố Guadalajara, là người đã tìm ra loại vật liệu mới này. “Phần lõi cây xương rồng được ép ra nước và tôi sử dụng nó” – bà Sandra Pascoe cho biết.

    Sau đó, dung dịch chiết xuất sẽ được trộn với các phụ gia không độc hại khác và cán mỏng, tạo thành các phiến lớn như giấy. Các tấm vật liệu này sẽ được nhuộm màu khác nhau rồi tạo kiểu thành nhiều loại bọc lớn, nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng.

    “Những gì chúng tôi đang làm là cố tập trung vào những thứ không cần dùng lâu dài – bà nói – đặc biệt là đồ bao gói một lần”.

    Cây xương rồng Mexico – Ảnh: AFP

    Bà Pascoe vẫn đang thực hiện thêm các thử nghiệm cần thiết, nhưng hi vọng có thể đăng ký bản quyền sáng chế trong nửa sau năm nay và tìm kiếm đối tác để thương mại hóa sản phẩm vào đầu năm 2020.

    Loài xương rồng bà Pascoe dùng cho các thí nghiệm là giống cây ở vùng San Esteban, một thị trấn nhỏ thuộc ngoại ô thành phố Guadalajara. Tại đây, hàng trăm người đang trồng nó.

    Kể từ đầu năm tới, San Esteban (thuộc bang Jalisco) sẽ cấm dùng túi nhựa một lần không thể tái chế, ống hút và các đồ dùng một lần khác. Thủ đô Mexico City và các bang khác như Baja California cũng đã ban hành các lệnh cấm tương tự.

    Trong tháng 5, thành phố thủ đô của Mexico đã phê chuẩn lệnh cấm “lịch sử” với túi nhựa kể từ năm 2020. Từ năm 2021, các loại ống hút, đĩa và dao nĩa nhựa cùng bóng bay cũng sẽ bị cấm nếu chúng được làm hoàn toàn hay một phần từ nhựa.

    Bà Pascoe cho rằng với tình hình khủng hoảng rác thải nhựa như hiện nay, loại vật liệu mới của bà dù hứa hẹn nhưng cũng sẽ chỉ là “hạt muối bỏ biển”.

    Căn cứ vào tốc độ sản xuất chóng mặt của các loại nhựa công nghiệp và thời gian cần thiết để sản xuất loại vật liệu mới của mình, nhà nghiên cứu cho rằng cần phải có “những chiến lược tái chế khác” để có thể tạo ra những khác biệt cụ thể nhằm cứu môi trường.

    Ô nhiễm rác nhựa đã và đang trở thành mối lo chung toàn cầu, nhất là sau khi Trung Quốc và nhiều nước khác ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác nhựa từ nước khác.

    Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo ngày càng lan rộng về các tổn thất gây ra với môi trường của nhựa, năm ngoái châu Á và Mỹ vẫn tiếp tục tăng về lượng sản xuất đồ nhựa, còn châu Âu có giảm một chút, theo những thống kê của Hiệp hội Nhựa châu Âu (PlasticsEurope) công bố tháng 6 năm nay.

    Theo Tuoitre.vn (12/8/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img