Hiện nay nhiều người mắc di chứng mất ngủ hậu COVID-19. Để cải thiện tình hình nhiều người dùng tâm sen nhưng theo các chuyên gia đông y cẩn lưu ý khi dùng sản phẩm này.

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế là giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản; phòng chống tích cực rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu; chống oxy hóa và cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim (nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm thiểu lượng tiêu thụ ôxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành tim). Đặc biệt khi mất ngủ, ngoài việc dùng các thuốc an thần của y học hiện đại, kinh nghiệm dân gian thường dùng tâm sen trị mất ngủ.

Do tâm sen vị đắng tính lạnh, có công dụng thanh tâm trừ phiền. Tuy nhiên theo dược học cổ truyền vì tâm sen tính lạnh nên những người tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa và đi lỏng mạn tính không được dùng.


Dùng tâm sen và hạt sen trị mất ngủ cần đặc biệt lưu ý. Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong tâm sen có chất kiềm, glucocide thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn tâm sen tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn. Tuy nhiên tâm sen có vị đắng, khó ăn. Vì thế nếu muốn chữa mất ngủ thì nên dùng loại nguyên hạt, có cả tâm sen.

Tâm sen lại có chứa độc tính vì vậy muốn sử dụng làm thuốc trước tiên phải khử độc có trong nó rồi mới dùng vào thang thuốc Hãy khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.

Những trường hợp người hư nhiệt không nên dùng nhiều tâm sen. Dùng tâm sen cũng sẽ ngủ được nhưng về lâu dài dễ bị mệt mỏi mất trí nhớ tim đập thất thường.

Dùng nhiều tâm sen cũng có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và giảm ham muốn tình dục nam thì bất lực sinh lý, nữ thì kinh nguyệt xáo trộn.

Để việc điều trị đạt kết quả, khi có biểu hiện mất ngủ sau khi mắc COVID-19, nên đi khám để được xác định tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn, kê đơn thuốc phù hợp.

Những kiêng kỵ khi dùng hạt sen trị mất ngủ

Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch: Những người bị bệnh tim cũng nên chú ý chỉ nên dùng hạt sen bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải. Do tâm sen có hàm lượng alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và ảnh hưởng đến tim do đó cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài.

Trong hạt sen gồm hai thành phần là hạt và tâm sen. Búp trong hạt sen được gọi là tâm sen mới là thành phần có tác dụng chữa mất ngủ. Do đó, khi sử dụng hạt sen mà đã bỏ đi tâm sen thì sẽ không có tác dụng chữa mất ngủ. Chỉ nên dùng riêng tâm sen để chữa đau đầu, mất ngủ sẽ tốt hơn.

Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hóa: Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ – kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

Trộn hạt sen để nấu cháo khiến trẻ khó tiêu: Hạt sen không có nhiều ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, thậm chí còn làm trẻ khó tiêu hoá. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm vì còn quá non nớt không thể hấp thụ được các chất, ngược lại, có thể gây dị ứng và mẩn đỏ. Do đó, không nên trộn các loại hạt sen để nấu cháo cho bé vì sẽ gây nên chứng đầy bụng, khó tiêu và biếng ăn ở trẻ nhỏ.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/dung-hat-sen-tam-sen-tri-mat-ngu-hau-covid-19-can-dac-biet-luu-ys25-d198541.html