20 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngDùng gừng tươi vào buổi đêm có độc như lời đồn?

    Dùng gừng tươi vào buổi đêm có độc như lời đồn?

    Date:

    Related stories

    Có câu: “Buổi sáng ăn gừng bổ nhân sâm, buổi tối ăn gừng độc hơn thạch tín” khiến nhiều người có thói quen dùng gừng tươi vào buổi tối không khỏi băn khoăn.

    Gừng là loại gia vị quen thuộc được sử dụng trong các món ăn, được coi là vị thuốc quý, rẻ, thân thuộc trong mỗi căn bếp Việt. Có câu: “Buổi sáng ăn gừng bổ nhân sâm, buổi tối ăn gừng độc hơn thạch tín” như một lời nhắc sử dụng chúng sao cho hiệu quả mà không gây hại đến sức khỏe. Liệu lời truyền miệng này có đúng hay không?

    Lợi ích của gừng tươi với sức khỏe

    Gừng như một vị thuốc tự nhiên, đem lại rất nhiều công dụng. Sử dụng thường xuyên giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra. Tuy không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian. Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi. Các chị em còn uống nước gừng để làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt. Khi cơ thể nôn nao hay buồn nôn do uống rượu, nên uống 1 cốc trà gừng ấm sẽ giúp tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn.

    Dùng gừng tươi vào buổi đêm có sao không?

    Nguyên do của ý này xuất phát từ đông y, ban đêm dương khí thu lại, âm khí thịnh, nếu dùng gừng sẽ làm cho dương khí bốc lên (do gừng có tính cay, nóng), khiến cho cơ thể vận hành không đúng quy luật tự nhiên, ảnh hưởng đến cơ thể, làm mệt mỏi, mất ngủ.

    Theo một số chuyên gia, đây chỉ là kinh nghiệm chứ nhiều nghiên cứu đều không chứng minh được điều này. Thực tế cho thấy, việc sử dụng gừng vào buổi tối bằng cách này hay cách khác như nấu canh cho thêm chút gừng, gà rang gừng… vẫn được người dân sử dụng thường xuyên vào bữa cơm tối và không ai bị sao cả.

    Các món ăn của Trung Quốc đều dùng gừng. Gừng giúp ấm tì vị và tiêu hóa thức ăn. Gừng còn có tính thải độc rất tốt. Trong dưỡng sinh họ còn pha nước gừng và mật ong uống hàng ngày. Trong thuốc đông y, gừng còn được dùng như một chất dẫn và giúp bớt hàn.

    Nên dùng gừng tươi như nào cho đúng?


    Gừng tươi pha cùng chanh, mật ong là một công thức được nhiều người sử dụng. Ảnh minh họa

    Việc sử dụng bất kỳ loại thực phẩm hay gia vị, bài thuốc nào cũng chỉ nên dùng vừa đủ, bởi cái gì ăn nhiều cũng không tốt và gừng cũng không ngoại lệ. Do gừng có tính nóng vì vậy không nên dùng liều cao, quá nhiều vào buổi tối. Liều dùng gừng làm thuốc trị bệnh an toàn từ 1,5 – 5g. Người âm hư, nóng bên trong (hàn nhiệt, thể nhiệt) và phụ nữ có thai không nên dùng gừng. Tốt nhất, khi sử dụng gừng làm thuốc, trị bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng gừng không nên gọt vỏ vì vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.

    Tóm lại, với bất kỳ vị thuốc hay thực phẩm nào cũng vậy, sử dụng đúng sẽ rất tốt cho sức khỏe, dùng sai sẽ phản tác dụng, gây hại cho cơ thể.

    Thu Phương (T/h)
    https://vietq.vn/hau-qua-khon-luong-khi-dung-gung-tuoi-vao-buoi-dem-d194101.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img