20 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnDự án sản xuất hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam

    Dự án sản xuất hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam

    Date:

    Related stories

    Dự án nhà máy hydro xanh đầu tiên của Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long với mức đầu tư gần 8 nghìn tỷ đồng (327 triệu USD), trải rộng trên hơn 20ha. Dự án do Tập đoàn The Green Solutions (TGS) làm chủ đầu tư và có đối tác là công ty Honeywell.


    Ảnh minh họa.

    Có diện tích hơn 20ha, dự án Hydro xanh Trà Vinh đang được xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long với ý tưởng trở thành trung tâm năng lượng xanh của địa phương. Nhà máy sẽ sản xuất hydro xanh thông qua quá trình điện phân nước biển, ban đầu nhắm mục tiêu sản lượng 24.000 tấn hydro và 195.000 tấn oxy y tế mỗi năm, giải quyết việc làm cho 300 – 500 lao động.

    Bà Huỳnh Thị Kim Quyên, Giám đốc điều hành của TGS nói: “Sự hợp tác của chúng tôi đánh dấu một bước đi quan trọng, hướng tới việc sản xuất ra hydro xanh tại nhà máy Trà Vinh”.

    Dự án sản xuất hydro xanh Trà Vinh là một bước ngoặt lớn đối với cả hai công ty và cũng là cột mốc quan trọng trong việc hướng tới hiện thực hóa mục tiêu quốc gia là loại bỏ carbon trong ngành năng lượng bằng các giải pháp năng lượng tái tạo, góp phần tạo nên một tương lai sạch và bền vững hơn.

    Honeywell sẽ đóng góp vào dự án những công nghệ như thiết kế và quản lý dự án tự động, cũng như quản lý năng lượng cho quá trình chuyển đổi năng lượng, bao gồm hệ thống lưu trữ pin năng lượng (BESS), cho phép TGS tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo vào nhà máy hydro xanh.

    Tổng Giám đốc khu vực của Honeywell Process Solutions, ông Ramanathan Valliyappan cho biết: “Hệ thống lưu trữ pin năng lượng của Honeywell sẽ đóng vai trò quan trọng trong dự án hydro xanh Trà Vinh.

    Công nghệ này sẽ mở rộng nguồn năng lượng tái tạo từ các trang trại năng lượng mặt trời của TGS ở những thời điểm không có ánh sáng mặt trời cũng như gia tăng năng lượng gió ngay cả khi gió lặng.

    Nền tảng BESS của Honeywell giúp giảm thiểu chi phí và khí thải carbon thông qua việc cung cấp sự ổn định cho lưới điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, hỗ trợ cho quá trình sản xuất hydro xanh tại nhà máy Trà Vinh”.

    Hydrogen xanh được đánh giá là nguồn nhiên liệu sạch được sản xuất từ công nghệ điện phân nước sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần hướng đến mục tiêu giảm phát thải và phát triển kinh tế.

    Theo các chuyên gia đánh giá, hydrogen xanh dự kiến sẽ dùng trong các ngành công nghiệp vốn sử dụng nhiên liệu hydrogen xám hoặc lam như: Dầu khí, hóa chất, công nghiệp sản xuất thép và đặc biệt là trong giao thông vận tải.

    Việt Nam cam kết đạt được lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo một số dự báo quốc tế, Việt Nam là một trong năm quốc gia hàng đầu có khả năng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, với những rủi ro kinh tế và xã hội nghiêm trọng có thể xảy ra. Nhưng thay vào đó, Việt Nam có tiềm năng lớn trong sản xuất năng lượng mặt trời và gió, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi đặt nhà máy BESS ở Trà Vinh.

    Vừa qua, ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án này. Như vậy, ngân hàng Standard Chartered giữ vai trò cố vấn tài chính cho việc phát triển và vận hành dự án.

    Bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, cho biết thỏa thuận với TGS thể hiện chuyên môn của Standard Chartered trong việc cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng nhằm hỗ trợ khách hàng đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Standard Chartered cam kết hợp tác chặt chẽ với khách hàng và đối tác nhằm thúc đẩy các nguồn tài chính bền vững có lợi cho môi trường và đóng góp vào sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

    PV
    https://petrotimes.vn/du-an-san-xuat-hydro-xanh-dau-tien-tai-viet-nam-715760.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img