18.3 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vững"Điểm mặt" những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trong...

    “Điểm mặt” những loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm trong mùa nồm

    Date:

    Related stories

    Miền Bắc đang trong giai đoạn thời tiết nồm ẩm, đây cũng là thời điểm nhiều bệnh có nguy cơ phát triển và lây lan như hô hấp mà các bệnh do ngộ độc thực phẩm cũng gia tăng.

    Miền Bắc đã bước vào mùa nồm, thời tiết ẩm ướt không chỉ gây khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm do độ ẩm trong không khí cao là môi trường thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi và lan truyền.

    Độ ẩm cao dễ làm thực phẩm hư hỏng vì độ ẩm thúc đẩy sự phát triển và lây lan của vi sinh vật, ngay cả ở những khu vực được đánh giá cảm quan là sạch sẽ. Nguyên do bởi độ ẩm ngưng tụ có thể hình thành trên thiết bị chế biến thực phẩm và trong khu vực lưu trữ thực phẩm.

    Ngoài ra, độ ẩm trong không khí còn làm giảm chất lượng sản phẩm và thời hạn sử dụng. Nếu thực phẩm khô tiếp xúc với độ ẩm, nấm mốc và vi khuẩn phát triển có thể dẫn đến hư hỏng và các bệnh do thực phẩm gây ra.


    Thời tiết nồm ẩm rất dễ gây ra ngộ độc thực phẩm

    Các loại vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm:

    Staphylococcus aureus (Staph):

    Nhiễm trùng thực phẩm do độc tố tụ cầu gây ra do ăn phải ngoại độc tố của tụ cầu. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn bởi người mang vi khuẩn hoặc những người bị nhiễm trùng da. Trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc để ở nhiệt độ trong phòng, tụ cầu tạo ra ngoại độc tố.

    Nhiều thực phẩm thuận lợi cho tụ cầu và mặc dù bị ô nhiễm, vẫn có mùi vị bình thường. Buồn nôn và nôn nặng bắt đầu từ 2 đến 8 giờ sau khi nuốt phải, thường là sau khi bị đau quặn bụng và tiêu chảy. Diễn biến nhanh, thường kéo dài < 12 giờ.

    Clostridium perfringens:

    Ngộ độc thực phẩm do Clostridium perfringens gây bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm. Các triệu chứng là tiêu chảy ra nước và đau quặn bụng, co thắt dạ dày. Nôn và sốt thường không phổ biến, các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột và kéo dài dưới 24 giờ.

    Norovirus:

    Norovirus thường gây ra khởi phát cấp tính các triệu chứng nôn ói, đau quặn bụng và tiêu chảy, thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Ở trẻ em, nôn nổi bật hơn tiêu chảy, trong khi ở người lớn, tiêu chảy thường chiếm ưu thế. Mất nước khác nhau từ mất nước nhẹ đến nặng.

    Salmonella:

    Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây tình trạng nghiêm trọng. Các triệu chứng thường bắt đầu từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng bao gồm tiêu chảy có thể ra máu, sốt và co thắt dạ dày, nôn mửa.

    Clostridium botulinum (Botulism):

    Các triệu chứng bắt đầu đột ngột, thường là từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn phải độc tố, mặc dù giai đoạn ủ bệnh có thể thay đổi từ 4 giờ đến 8 ngày. Buồn nôn, nôn mửa, đau thắt bụng, và tiêu chảy thường xảy ra trước các triệu chứng thần kinh với biểu hiện nhìn đôi hoặc mờ, mí mắt rủ xuống, nói chậm, khó nuốt, thở và khô miệng, yếu cơ và tê liệt và các triệu chứng bắt đầu nặng dần khi mức độ ngộ độc tăng lên.

    Vi khuẩn Campylobacter:

    Thời gian xuất hiện và biểu hiện điển hình ngộ độc là 2 – 5 ngày với biểu hiện tiêu chảy (thường ra máu), đau quặn/đau bụng, sốt.

    Triệu chứng ban đầu thường bao gồm đau bụng, tiêu chảy cấp và nôn mửa. Thường không có nôn dữ dội. Mất nước qua phân có thể hơn 1 L/h nhưng thường ít hơn nhiều. Đa số phân chứa chất lỏng trắng (phân nước vo gạo).

    E.coli ( Escherichia coli):

    Thời gian xuất hiện và biểu hiện điển hình ngộ độc là 3 – 4 ngày với biểu hiện đau bụng dữ dội, tiêu chảy thường ra máu và nôn. Khoảng 5 – 10% số người được chẩn đoán nhiễm trùng này sẽ phát triển biến chứng đe dọa tính mạng.

    Những loại vi khuẩn nói trên gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, do đó mọi người cần tránh có tâm lý chủ quan ngộ độc thực phẩm chỉ là rối loạn tiêu hóa có thể tự khỏi sau vài ngày, chỉ cần vài liều thuốc cầm tiêu chảy hoặc kiêng khem mấy bữa.

    Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm

    Theo PGS.TS Vũ Đức Định, nguyên giảng viên bộ môn tiêu hóa Học viện Quân y, khi có các dấu hiệu đau bụng, người bệnh và người nhà không nên chủ quan, chú ý theo dõi tình trạng của người bệnh, có thể nghĩ đến ngộ độc thực phẩm nếu sau ăn uống có các dấu hiệu sau: Tiêu chảy; Đau dạ dày hoặc đau co thắt; Buồn nôn, nôn mửa; Sốt

    Nếu nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng, về thần kinh: đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu. Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở. Có máu hoặc chất nhày trong phân, tiểu ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/diem-mat-nhung-loai-vi-khuan-gay-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua-nom-d207871.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img