20 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngDấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh mua thực phẩm chức...

    Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh mua thực phẩm chức năng giả mạo trên mạng

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng để tư vấn thổi phồng sản phẩm sai quy định của pháp luật, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.

    Sự khác nhau giữa thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu cộng với việc không hiểu rõ về thông tin chi tiết của sản phẩm khiến nhiều người thường nhầm lẫn rằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thuốc là một. Nhưng thực tế, đây là 2 sản phẩm hoàn toàn tách biệt, đi cùng với công dụng khác nhau cho cơ thể. Thuốc có tác dụng chữa bệnh bằng cách tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình sinh hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể, từ đó làm thay đổi cấu trúc sinh lý và bệnh lý, giúp phòng bệnh và điều trị bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là sản phẩm giúp bổ sung những chất thiếu hụt trong cơ thể để đảm bảo quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường, góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe, phòng ngừa bệnh, chứ không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh trong điều trị bệnh. Sau cùng, việc sử dụng hằng ngày thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên cơ thể.

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Ảnh minh họa

    Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật. Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.

    Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau:

    Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

    Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, khám bệnh và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

    Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    Người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

    Tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên website của các Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) trước khi quyết định chọn mua sản phẩm;

    Đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe;

    Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng;

    Mua sản phẩm phải có hóa đơn/đơn hàng của người bán để làm bằng chứng cho việc mua bán hàng hoá giữa hai bên.

    Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số – Bộ Công Thương khuyến cáo

    Người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương. Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …); Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vẫn chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.

    Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan quản lý kiểm tra về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-tranh-mua-thuc-pham-chuc-nang-gia-mao-tren-mang-d212501.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img