21 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngĐã quá muộn để cứu trái đất?

    Đã quá muộn để cứu trái đất?

    Date:

    Related stories

    Cảnh báo do Liên Hiệp Quốc đưa ra ngày 26-11-2019 rõ ràng hơn bao giờ hết: Nếu thế giới không có các hành động giảm lượng khí tức thời và triệt để thải CO2, thảm họa khí hậu sẽ không thể tránh khỏi.

    Hành động trước khi quá muộn

    Để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC, mục tiêu lý tưởng của Thỏa thuận Paris về sự biến đổi khí hậu, lượng khí thải nhà kính phải giảm 7,6%/năm, từ năm 2020 tới năm 2030, theo báo cáo thường niên của Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Thế giới cần giảm tổng cộng 55% lượng khí thải nhà kính từ năm 2018 đến năm 2030.

    Bất kỳ sự chậm trễ nào, chẳng hạn đến sau năm 2020 mới hành động, sẽ khiến mục tiêu 1,5oC tan thành mây khói. Thậm chí để hạn chế sự nóng lên ở mức 2oC, lượng khí thải cần giảm 2,7%/năm từ năm 2020 đến năm 2030. Song, những lượng khí phát thải, đặc biệt là từ nhiên liệu hóa thạch, đã tăng 1,5%/năm trong 10 năm qua và không có dấu hiệu sẽ giảm trong những năm tới, UNEP nhấn mạnh, đồng thời cho biết, mức phát thải khí CO2 trong năm 2018 đã đạt mức kỷ lục với 55,3 gigaton.

    Nhiệt độ trái đất đã tăng khoảng 1oC kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, gây ra nhiều thảm họa về môi trường, khí hậu. Mỗi nửa độ tăng thêm sẽ làm trầm trọng thêm các tác động của biến đổi khí hậu.

    Tuy nhiên, theo UNEP, nếu lượng khí phát thải tiếp tục ở mức hiện tại, trái đất có thể nóng lên từ 3,4-3,9oC vào cuối thế kỷ XXI. Ngay cả khi các quốc gia ký kết Thỏa thuận Paris tôn trọng các cam kết của họ, nhiệt độ trái đất vẫn sẽ tăng thêm 3,2oC. Mặc dù vậy, Liên Hiệp Quốc cho rằng, mục tiêu nhiệt độ trái đất tăng dưới 2oC, thậm chí dưới 1,5oC vẫn có thể đạt được.

    Để làm được điều đó, các nước ký kết Thỏa thuận Paris phải tăng gấp 3 lần cố gắng để đạt được mục tiêu đầu tiên và 5 lần cố gắng cho mục tiêu thứ hai. Những cam kết phải được thực hiện bằng hành động ngay lập tức. 10 năm chần chừ không hành động để chống biến đổi khí hậu sẽ đưa chúng ta đến con đường diệt vong, Giám đốc UNEP Inger Andersen nói với AFP.

    Cho đến nay chỉ có 68 quốc gia cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris, trong đó không có thành viên nào trong nhóm G20. Một số nước trong nhóm G20, chiếm tới 78% lượng khí thải của trái đất, cũng được UNEP chỉ ra.

    Liên Hiệp Quốc đang triển khai một số kế hoạch hành động để các nước G20 tham gia vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Cấm các nhà máy nhiệt điện than mới ở Trung Quốc; phát triển mạng lưới giao thông công cộng ở Ấn Độ hoặc ôtô không phát thải vào năm 2030 tại Mỹ.

    Những biến đổi căn bản của nền kinh tế sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự thay đổi sâu sắc trong giá trị, chuẩn mực và văn hóa tiêu dùng, báo cáo của UNEP nhấn mạnh. Một sự chuyển đổi quy mô lớn chắc chắn sẽ gặp phải những trở ngại và thách thức về kinh tế, chính trị, kỹ thuật và phải đi kèm với các biện pháp xã hội để tránh sự chối bỏ và chống lại sự thay đổi.

    Những nỗ lực chống biến đổi khí hậu cũng sẽ liên quan đến các khoản đầu tư lớn. Ví dụ, trong kịch bản 1,5oC, UNEP cho biết, chỉ riêng các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đã dao động từ 1.600-3.800 tỉ USD/năm, từ năm 2020 đến năm 2050.

    Mặc dù chi phí tài chính hoặc xã hội của quá trình chuyển đổi này có vẻ rất lớn, nhưng nếu càng trì hoãn, tình hình sẽ còn tồi tệ hơn. “Mỗi năm trì hoãn bắt đầu từ năm 2020 sẽ đòi hỏi giảm phát thải nhiều hơn, nhanh hơn, sẽ càng khiến cuộc chiến chống biển đổi khí hậu trở nên đắt đỏ, khó khả thi hơn”, UNEP nhấn mạnh. Bằng chứng là, nếu thế giới đã bắt đầu hành động nghiêm túc từ năm 2010, chỉ cần giảm 3,3% lượng khí thải mỗi năm thì trái đất sẽ chỉ nóng lên 1,5oC.

    Nhưng đối với John Ferguson, một nhà phân tích tại Economist intelligence Unit, có lẽ đã quá muộn vì khoảng cách giữa những lời hứa của các quốc gia và những gì họ thực sự làm. “Khoảng cách này cho thấy thực tế là chúng ta không thể giới hạn sự nóng lên tới 1,5oC”, ông Ferguson chia sẻ.

    Báo động về sản lượng nhiên liệu hóa thạch

    Theo một báo cáo phát hành ngày 19-11-2019, dưới sự bảo trợ của UNEP, sản lượng nhiên liệu hóa thạch dự kiến sẽ khai thác vào năm 2030 vượt quá 50% so với mức yêu cầu để nhiệt độ trái đất không tăng hơn 2oC và đã vượt quá 120% so với kịch bản 1,5oC.

    “Báo cáo của UNEP cho thấy, lần đầu tiên mức độ mất kết nối giữa các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, kế hoạch quốc gia (giảm phát thải) với các chính sách sản xuất than, dầu khí”, Michael Lazarus, một trong những tác giả của báo cáo cho biết.

    Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 80% năng lượng sơ cấp toàn cầu, trong khi các công ty công nghiệp tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để nâng cao sản lượng khai thác. Nhiên liệu hóa thạch đóng góp tới 75% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. “Mặc dù chính sách khí hậu đã ra đời từ hơn 2 thập niên trước, nhưng mức sản xuất nhiên liệu hóa thạch chưa bao giờ giảm”, Mans Nilsson, Giám đốc Viện Môi trường Stockholm, một trong những tác giả của báo cáo nhận xét.

    Để minh họa cho con đường phía trước, các tác giả báo cáo của UNEP nói về “khoảng cách sản xuất” – khoảng cách giữa những dự báo về sản lượng và mức độ tương thích với sự nóng lên 1,5oC hoặc 2oC. “Khoảng cách sản xuất” đáng báo động nhất liên quan đến than: Dự báo sản lượng than vào năm 2030 vượt quá 150% mức tương thích với mục tiêu 2oC và vượt 280% với mục tiêu 1,5oC. Các dự báo về sản lượng dầu và khí đốt vào năm 2040 vượt quá 40 và 50% mức tương thích với sự nóng lên 2oC.

    Báo cáo của UNEP được thực hiện dựa trên dự báo về sản lượng than, dầu mỏ và khí đốt của 10 quốc gia chính: 7 nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Australia, Indonesia và Canada) và Đức, Na Uy, Anh.

    Cho đến nay chỉ có 68 quốc gia cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris, trong đó không có thành viên nào trong nhóm G20. Một số nước trong nhóm G20, chiếm tới 78% lượng khí thải của trái đất.

    Theo S.Phương

    https://nangluongquocte.petrotimes.vn/da-qua-muon-de-cuu-trai-dat-557015.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img