16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCứ uống sữa là đau bụng, phải làm sao?

    Cứ uống sữa là đau bụng, phải làm sao?

    Date:

    Related stories

    Có rất nhiều người khi uống sữa hoặc dùng các sản phẩm được làm từ sữa là lại bị đau bụng, tiêu chảy. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách xử trí như thế nào?

    1. Đau bụng, tiêu chảy khi uống sữa do không dung nạp lactose

    Lactose là một loại đường tự nhiên có trong sữa, được tạo thành từ hai loại đường: glucose và galactose. Lactose là một trong những thành phần chính của sữa. Đường lactose có màu trắng và không mùi. Lactose chỉ được tìm thấy trong sữa từ động vật có vú, vì vậy các sản phẩm sữa có nguồn gốc thực vật không chứa lactose.

    Enzyme lactase giúp cơ thể con người tiêu hóa đường lactose bằng cách phá vỡ và phân tách lactose thành glucose và galactose để cơ thể sử dụng làm năng lượng.

    Hiện tượng không dung nạp lactose là khi cơ thể bạn không sản xuất đủ lactase, do đó không thể phân hủy và tiêu hóa đường lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Tình trạng này thường gây khó chịu cho dạ dày và các triệu chứng như: đau bụng khi uống sữa, chướng bụng, tiêu chảy, chuột rút và đầy hơi sau khi ăn, uống các sản phẩm sữa có chứa lactose.

    Thực phẩm thường gây ra tình trạng không dung nạp lactose bao gồm:

    Sữa
    Kem
    Phô mai
    Sữa chua
    Sinh tố
    Sốt trắng sữa
    Thực phẩm nấu với pho mát như bánh pizza hoặc mì ống…
    Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có triệu chứng không dung nạp lactose khi ăn các sản phẩm này. Một số người có thể gặp nhưng những người khác có thể không.


    Không dung nạp lactose thường gây đau bụng khi uống sữa.

    2. Ảnh hưởng của không dung nạp lactose với sức khỏe

    Hầu hết các triệu chứng không dung nạp lactose xảy ra từ nửa giờ đến vài giờ sau khi ăn các sản phẩm từ sữa. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tương ứng với lượng thức ăn hoặc đồ uống đã được tiêu thụ.

    Một số trẻ sinh ra bị thiếu hụt men lactase không thể tiêu hóa đường lactose trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi đó, trẻ uống sữa sẽ gây tiêu chảy dẫn đến mất nước và sụt cân.

    Một số trường hợp không dung nạp lactose nghiêm trọng có thể gây nôn mửa nhiều, tiêu chảy dẫn đến mất nước, sụt cân. Trường hợp người có bệnh lý viêm ruột hoặc hội chứng ruột kích thích có thể làm cho tình trạng không dung nạp lactose trở nên trầm trọng hơn.

    Những người có biểu hiện không dung nạp lactose thường phải tránh tất cả các sản phẩm từ sữa sẽ dễ bị thiếu chất. Đặc biệt, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển do thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, vitamin D và protein.


    Người không dung nạp lactose dễ bị thiếu chất do thường phải tránh sữa.

    3. Làm gì khi bạn có biểu hiện không dung nạp lactose?

    Để ngăn ngừa, điều trị không dung nạp lactose cần tránh một số hoặc tất cả các loại thực phẩm có chứa lactose hoặc bổ sung nguồn cung cấp enzyme lactase cho cơ thể để bạn có thể tiêu hóa sữa tốt hơn. Nên tập uống mỗi lần một lượng ít sữa sau ăn, hoặc kèm ăn nhẹ để pha loãng lượng Lactose trong sữa và giúp hệ tiêu hóa tăng sản xuất từ từ Lactase, tiêu hóa Lactose trong sữa.

    Người có biểu hiện không dung nạp lactose có thể loại bỏ hoàn toàn thực phẩm có chứa lactose khỏi chế độ ăn uống trong hai tuần. Theo dõi các triệu chứng xem liệu có cải thiện hay không. Nếu không cải thiện, thì thực phẩm bạn đã loại bỏ rất có thể không phải là vấn đề.

    Sử dụng nhật ký thực phẩm là một cách hay để giúp bạn tìm ra loại thực phẩm chính xác cần phải tránh. Bạn nên dùng một cuốn sổ nhỏ trong đó ghi lại mọi thứ đã ăn và ghi lại triệu chứng có thể gặp sau khi ăn các loại thức ăn đó. Có thể mất vài tuần để xác định được loại thực phẩm cần phải tránh nhưng sẽ rất tốt nếu bạn biết rằng bạn có thể không dung nạp pho mát nhưng không phải kem hoặc sữa chua…

    Tuy nhiên, khi có biểu hiện không dung nạp lactose, tốt nhất là người bệnh nên đi khám để được tư vấn biện pháp xử trí phù hợp. Không nên chủ quan cho rằng những triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy… chỉ xảy ra sau khi uống sữa và chỉ cần ngừng uống là được.

    Điều bạn cần lưu ý là những biểu hiện này cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm trùng, bệnh viêm ruột, kém hấp thu, dị ứng thực phẩm…

    Sự tư vấn của bác sĩ cũng rất quan trọng giúp bạn có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp đảm bảo sức khỏe, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đối tượng cần được bổ sung nhiều sữa nhất.

    4. Khác biệt giữa sự không dung nạp lactose và dị ứng sữa

    Một số người lầm tưởng tình trạng không dung nạp lactose và dị ứng sữa là một. Điều đó không đúng.

    Dị ứng sữa và không dung nạp lactose có những biểu hiện phản ứng tương tự nên khá nhiều người bị nhầm lẫn. Nếu bạn không dung nạp được lactose nghĩa là bạn gặp khó khăn khi tiêu hóa đường có trong sữa. Đây là vấn đề do hệ tiêu hóa.

    Còn dị ứng sữa liên quan đến hệ miễn dịch. Kháng thể globulin miễn dịch – IgE nhận diện các protein trong sữa như là chất lạ và cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, gây ra các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy.

    Ngọc Mai (t/h)
    https://vietq.vn/cu-uong-sua-la-dau-bung-phai-lam-sao-d198767.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img