Công nghệ môi trường được nhận định là Top trong những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới với đa dạng lĩnh vực như thiết kế, thi công, vận hành các công trình xử lý nước thải; xử lý và quản lý các loại chất thải; đồng thời còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra.
Theo Trang Huongnghiep24h, trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.
Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.
Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra.
Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt – chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.
Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.
Tất cả các ngành nghề đều có người làm giàu được và có người không kiếm sống được. Ngành Công nghệ Môi trường không thuộc lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, cũng chẳng phải ngành để làm giàu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiếm ra (nhiều) tiền bằng việc kiến tạo, tìm ra những giải pháp mới và tối ưu cho quá trình xử lý môi trường.
Theo định hướng phân nguồn đào tạo nhân lực của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015, quy mô tuyển sinh mới hàng năm của ngành Môi trường (gồm Quản lý Môi trường, Công nghệ Môi trường, Khoa học Môi trường) được nâng lên 600.000 SV. Giai đoạn 2012-2020, Việt Nam cần hơn 30.000 lao động trong ngành môi trường, bao gồm các lãnh vực liên quan đến đất đai, quản lý tài nguyên nước, biển và hải đảo, địa chất khoáng sản, khí tượng thủy văn.
Hiện nay, ngành Công nghệ Môi trường được đào tạo rộng rãi tại nhiều trường ĐH trên cả nước như ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, HUTECH, Hoa Sen… phía Bắc có ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Tài nguyên Môi trường…
Theo moitruong.com.vn