19 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 24, 2025
More
    HomeCông nghệ sạchCông nghệ Lakos: Biến nước biển thành nước ngọt

    Công nghệ Lakos: Biến nước biển thành nước ngọt

    Date:

    Related stories

    Hệ thống xử lý nước do Việt Thái Sinh cung cấp có khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhà máy, khu công nghiệp, tàu thuyền đánh cá xa bờ, hải đảo, vùng nhiễm mặn.

    Hiện nay, thiếu nước là vấn đề lớn của thế giới và tiết kiệm nước đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi tốc độ ô nhiễm nguồn nước và tình trạng sử dụng lãng phí của con người ngày càng tăng. Ngay cả quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như Việt Nam cũng rơi vào tình trạng thiếu nước.

    Theo thống kê của Hiệp hội tài nguyên nước quốc tế (IWRA), xét về nguồn nước nội địa, Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của thế giới với 3.600m³/người/năm, ít hơn 400m³/người/năm so với mức bình quân toàn cầu. Thậm chí, theo Bộ Tài nguyên Môi trường, đến năm 2025, lượng nước bình quân đầu người Việt Nam chỉ còn một nửa con số này. Theo đó, cứ mỗi 3 người Việt Nam thì có 1 người sống trong tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt.

    Bên cạnh đó, cùng với tốc độ đô thị hóa, sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa thì nguồn nước đã bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài ra, với tình trạng khai thác quá mức nguồn nước ngầm dẫn đến suy thoái, cạn kiệt ở một số tầng chứa nước, làm gia tăng diện tích nhiễm mặn, sụt lún mặt đất và đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của người dân, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

    Thực tế cho thấy một thực trạng đáng báo động, đó là nước sạch đang dần cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Trong một tương lai không xa, khi việc khan hiếm nước lan đến những quốc gia phát triển và cả những vùng đô thị lớn thì giải pháp để mang lại nguồn nước sạch cho người dân sử dụng sẽ là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

    Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Quang – Giám đốc Việt Thái Sinh cho biết đơn vị này đang triển khai ứng dụng một sản phẩm mới với nhiều ưu điểm vượt trội, đó là hệ thống xử lý nước cấp của Lakos (Mỹ).

    Hệ thống bao gồm đầu hút, thiết bị tách cặn/phù sa và thiết bị lọc áp lực. Đầu hút có tính năng tự động xả rửa lưới chặn rác, ngăn ngừa khả năng chết máy đột xuất, bảo vệ bơm khỏi các hư hại do tích tụ cặn bẩn và bọt khí. Bộ phận tách cặn/phù sa ứng dụng công nghệ lọc ly tâm có khả năng tách cát, bùn, phù sa mà không cần dùng đến lưới lọc, lõi lọc để lọc cặn; loại bỏ 98% các chất bẩn trên 50 micron; xả thải tự động; không cần sử dụng hóa chất, không phải súc rửa;…

    Thiết bị lọc áp lực Lakos là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quy trình xử lý nước thô, có thể loại bỏ tạp chất trong nước có kích thước trên 5 micron, không dùng hóa chất gây nguy hại môi trường, tự động vệ sinh, súc rửa khi lọc bị bẩn, hoàn toàn không tốn nhân công cũng như chi phí bảo trì, tiết kiệm diện tích lắp đặt do thiết bị nhỏ gọn.

    Hệ thống ứng dụng được cho nhiều dạng nguồn nước đầu vào: nước sông, nước giếng, nước ao hồ, có công suất được thiết kế đa dạng tùy theo nhu cầu 240 – 500.000 m3/ngày.

    Hệ thống xử lý nước Lakos sử dụng công nghệ gia tốc chuyên biệt tạo lực ly tâm để thu gom, đẩy cặn bẩn xuống phần dưới của thiết bị rồi thoát ra ngoài. Trong đó, công nghệ gia tốc giúp tạo ra tác dụng tối ưu của thiết bị, bảo vệ tối đa các hệ thống xử lý nước khỏi tác động của các chất rắn không mong muốn, kết hợp cùng kiểu thiết kế tiên tiến (được cấp bằng sáng chế của LAKOS), giúp hệ thống có khả năng loại bỏ cát, vụn và các chất rắn khác có trong nước, loại bỏ 98% các chất rắn lơ lửng có kích thước 74 micron (200 mesh) và lớn hơn. Với các chất rắn nặng hơn (vụn kim loại, chì ..) thì hiệu suất tách cặn sẽ cao hơn. Hệ thống tách cặn với tính năng lọc ly tâm độc đáo này là giải pháp tuyệt vời cho các yêu cầu lọc hiện nay.

    Không chỉ thế, ưu điểm của hệ thống xử lý nước Lakos là thiết bị vận hành dễ dàng, lọc sạch nước và có tính năng gom cặn và tự xả ra ngoài mà bị không cần rửa ngược. Với những đầu nối vào, ra có khớp nối giúp dễ dàng lắp đặt ở những nơi bị hạn chế không gian, thiết bị còn được thiết kế theo dạng ứng dụng những khe xoáy bên trong tạo gia tốc để tối đa hóa khả năng tách cặn mà tránh được giảm áp lực nước, giúp giảm thất thoát nước.

    Ông Lê Văn Quang khẳng định, việc ứng dụng công nghệ sẽ mang lại hiệu quả vượt trội như giảm được chi phí đầu tư xử lý nước cấp; giảm diện tích lắp đặt; giảm chi phí vận hành; không dùng hóa chất ảnh hưởng môi trường, sức khỏe con người; đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của nước đầu ra. Việt Thái Sinh sẵn sàng hợp tác với các đơn vị tại địa phương nhằm ứng dụng công nghệ này một cách phù hợp. Cụ thể, sắp tới công ty có hướng hợp tác với các nhà máy nước ở Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh,… triển khai chạy demo, ứng dụng thử nghiệm để vừa chia sẻ chi phí, vừa có thể kiểm chứng hiệu quả trước khi lắp đặt sử dụng. Quan điểm của Việt Thái Sinh là làm sao đưa được giải pháp công nghệ phù hợp giúp người dân xử lý hạn mặn, nếu công nghệ giá rẻ mà không sử dụng được hoặc sử dụng không ổn định thì vẫn là mắc.

    Việt Thái Sinh cũng rất quan tâm hướng đến việc ứng dụng công nghệ mới để giải quyết khó khăn của người dân tại các vùng sâu, vùng xa, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng. Cụ thể, với đề án “Thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 – 2020” đã được Chính phủ phê duyệt, một trong những mục tiêu của đề án là xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường theo hướng huy động nguồn lực và sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị – xã hội. Trong đó, nước sạch ở các vùng nông thôn, hải đảo đang là vấn đề bức xúc, cần ưu tiên giải quyết bằng con đường ứng dụng khoa học – công nghệ. Việt Thái Sinh tập trung tham gia các nội dung thuộc nhiệm vụ xây dựng các mô hình cấp nước sạch nông thôn tập trung; cấp nước uống cho trường học, trạm y tế ở các xã đảo; các tàu đánh bắt xa bờ.

    Qua đó, hàng loạt công trình lọc nước lợ đã được Việt Thái Sinh lắp đặt chuyển giao tại Ninh Thuận, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang; cùng nhiều máy lọc nước biển cho các tàu đánh bắt xa bờ (ở Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang), tàu hải quân (Khánh Hòa), tàu cảnh sát biển (Cần Thơ), tàu kiểm ngư (Hải Phòng, Hà Nội),…

    Với cách tiếp cận đúng đắn, hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Thái Sinh nhận được hỗ trợ từ nhiều nguồn, trong đó có những hỗ trợ giúp mở rộng cơ hội chuyển giao công nghệ ứng dụng vào thực tế khi tham gia Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM – Techmart Daily do Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN (CESTI) quản lý.

    Theo Pcworld.vn (25/2/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img