25 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeCông nghệ sạchCông nghệ blockchain ảnh hưởng như thế nào đến quyền sở hữu...

    Công nghệ blockchain ảnh hưởng như thế nào đến quyền sở hữu trí tuệ?

    Date:

    Related stories

    Theo chuyên gia, công nghệ blockchain có ảnh hưởng lớn và có thể làm thay đổi việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và tăng cường bảo vệ các quyền SHTT chưa đăng ký.

    Các nền tảng chuỗi khối (Blockchain) tạo ra một chuỗi thông tin minh bạch và được cho là bất biến (tức là không thể thay đổi). Các đặc điểm này có thể tạo cơ hội cho các cơ quan sở hữu trí tuệ (SHTT) thay đổi việc đăng ký quyền SHTT bằng cách làm cho quy trình này trở nên có hiệu quả hơn về mặt chi phí, nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Hơn nữa, công nghệ này có thể tạo ra cơ hội để thay đổi có hiệu quả, cải thiện hiệu quả và tính minh bạch của thông tin quản lý quyền.

    Khái niệm cơ bản của công nghệ blockchain là gì và tiềm năng của nó để tăng cường quy trình đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp cũng như cung cấp bằng chứng sử dụng là gì? Đối với các quyền của kiểu dáng công nghiệp chưa đăng ký và bản quyền, làm thế nào công nghệ blockchain có thể cung cấp bằng chứng tốt hơn về việc tạo ra các kiểu dáng công nghiệp chưa đăng ký hoặc các tác phẩm mới có bản quyền?

    Trong bài viết được đăng trên Cổng thông tin điện tử của WIP, Anne Rose, đồng trưởng nhóm Blockchain Mishcon de Reya (Anh) đã có những phân tích sâu về vấn đề này.

    Những thông tin cơ bản về công nghệ blockchain

    Nói một cách đơn giản, blockchain là dạng công nghệ sổ cái phân tán, tạo ra một bản ghi an toàn, minh bạch về mọi giao dịch và báo cáo các giao dịch đã được thực hiện cho mọi người trên nền tảng blockchain. Ví dụ, nếu tôi muốn chứng minh việc tạo ra bài viết này (tức là bản quyền của tôi) trên một blockchain, nó sẽ không lưu trữ bài viết thực tế này.

    Đúng hơn, nó sẽ ghi lại một hàm băm (hash – một chuỗi ký tự và số duy nhất đã được mã hóa) nhận biết một cách duy nhất bài viết này, cho phép xác minh quyền tác giả và cung cấp bằng chứng rằng tác phẩm sáng tạo (tức là bài viết này) đã tồn tại ở một thời điểm nhất định, mặc dù không bộc lộ các nội dung thực tế của nó.

    Sau đó, hàm băm này được liên kết với một hàm băm bất kỳ khác mà đã được tạo ra cùng lúc và chúng được ghi lại trong một “khối”. Sau đó, mỗi khối này được chuyển thành một hàm băm, với mỗi khối mới cũng tham chiếu đến hàm băm của khối trước đó, tạo ra một chuỗi các khối được kết nối bằng mật mã. Sửa đổi bất kỳ đối với khối cũ hơn sẽ phá vỡ chuỗi này vì việc băm khối đó sẽ không còn được tham chiếu một cách hợp lệ trong các khối tiếp theo.

    Thực trạng đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu

    Để hiểu rõ hơn về khả năng ứng dụng tiềm năng và giá trị của công nghệ blockchain trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hãy để chúng tôi đăng ký một kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu ở Liên minh châu Âu (EU) và/hoặc Vương quốc Anh (UK). Trước khi đăng ký một kiểu dáng công nghiệp hoặc một nhãn hiệu, bạn cần quyết định nơi bạn muốn bảo hộ nó, ví dụ, ở Liên minh châu Âu và/hoặc Vương quốc Anh.

    Thứ hai, bạn cần xem xét các vấn đề về khả năng đăng ký. Đối với một kiểu dáng công nghiệp, nó có (i) “mới”; và (ii) nó có đặc điểm riêng biệt hay không (tức là nó có tạo ra ấn tượng tổng thể khác cho người dùng hiểu biết so với một thiết kế bất kỳ mà công chúng đã biết trước đó) hay không? Đối với nhãn hiệu, bạn cần xem xem nhãn hiệu đó có khả năng phân biệt và có khả năng đăng ký hay không cũng như hàng hoá và/hoặc dịch vụ mang nó mà bạn muốn được bảo hộ. Bạn cũng sẽ muốn không có sự xung đột mọi quyền trước đó bằng cách thực hiện các tra cứu thích hợp.

    Hiện nay, bạn có thể sử dụng ứng dụng Design View và TMView của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) để kiểm tra tình trạng pháp lý của các kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ở các Quốc gia Thành viên EU, nhưng cũng có thể cần thực hiện các tra cứu rộng hơn, bằng cách sử dụng Cơ sở dữ liệu nhãn hiệu và Cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp toàn cầu của WIPO chẳng hạn, hoặc bằng cách thực hiện các tra cứu thương mại.

    Cuối cùng, bạn cần nộp phí đăng ký và nộp đơn tại EUIPO và/hoặc Cơ quan SHTT Vương quốc Anh. Giả sử không có sự từ chối của Cơ quan đăng ký hoặc sự phản đối của bên thứ ba, kiểu dáng công nghiệp có thể được cấp trong một thời hạn kể từ ngày nộp đơn và nhãn hiệu có thể được đăng ký trong vòng bốn tháng kể từ ngày nộp đơn.


    Ảnh minh họa

    Đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu và bằng chứng sử dụng

    Công nghệ chuỗi khối có thể làm cho quy trình đăng ký kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu trở nên có hiệu quả hơn bằng cách cắt giảm một số quy trình và thủ tục của nó. Ví dụ, đối với một số đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu không thể chứng minh được rằng nhãn hiệu đó vốn đã có tính phân biệt, thì cần phải chứng minh rằng nhãn hiệu đó đã có được tính phân biệt thông qua việc sử dụng.

    Nếu cho rằng các thay đổi cần thiết đã được thực hiện trong luật để cho phép sử dụng thực tế một nhãn hiệu (ví dụ) cần được thêm vào và ghi vào sổ đăng ký chính thức, bằng chứng và thông tin về việc sử dụng thực tế một nhãn hiệu trong thương mại, cũng như tần suất sử dụng như vậy, có thể dễ dàng được chia sẻ và có sẵn cho mọi người xem trên một chuỗi khối. Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu quyết định cung cấp thông tin đó một cách tự do, điều này sẽ tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Bằng cách thừa nhận tiềm năng của nó, WIPO đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại trên blockchain để hiểu rõ hơn về việc sử dụng tiềm năng của nó trong bối cảnh IP.

    Để thiết lập và duy trì độc quyền nhãn hiệu ở Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh sau khi đăng ký, điều quan trọng là chủ sở hữu quyền phải chứng minh việc sử dụng thực sự nhãn hiệu đó trong một khoảng thời gian cụ thể. Khả năng cung cấp bằng chứng về việc tiếp tục hoặc sử dụng trước nhãn hiệu có thể là một quá trình tốn nhiều công sức liên quan đến việc thu thập các hồ sơ liên quan tốn thời gian và tốn kém để chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu.

    Để trợ giúp quá trình này, có thể triển khai hợp đồng thông minh trên blockchain (tức là mã điện toán mà tự thực hiện tự động việc xử lý đầu vào của nó khi được kích hoạt). Một hợp đồng như vậy có thể cung cấp bằng chứng về thời gian sử dụng nhãn hiệu lần đầu tiên hoặc sau đó, mà sau đó có thể được trình (nếu được chấp nhận) cho tòa án/Cơ quan đăng ký làm bằng chứng.

    Vào tháng 5 năm 2020, WIPO ra mắt WIPO PROOF, dịch vụ kinh doanh kỹ thuật số mới cung cấp chứng nhận có chữ ký điện tử để chứng minh sự tồn tại của tệp kỹ thuật số vào một ngày và giờ cụ thể. Bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc thông thường vào kế toán và các hồ sơ khác (có thể không đủ chứng minh việc sử dụng nhãn hiệu trên thực tế) và hồ sơ giấy được lưu trữ, chi phí chứng minh việc sử dụng có thể giảm đáng kể. Do đó, điều này có thể dẫn đến việc giảm nguy cơ thách thức đối với việc đăng ký nhãn hiệu.

    Bockchain với quyền SHTT chưa đăng ký

    Công nghệ chuỗi khối cũng có thể trợ giúp việc tạo sổ đăng ký các quyền SHTT chưa đăng ký như quyền đối với kiểu dáng công nghiệp và bản quyền chưa đăng ký vì nó có thể dễ dàng cung cấp bằng chứng về thời điểm tạo ra chúng, thông tin quản lý quyền (nếu có) và các yêu cầu pháp lý.

    Tuy nhiên, cần phải cẩn thận suy nghĩ về việc thiết kế một nền tảng như vậy. Cơ quan đăng ký dựa trên blockchain, mà bất kỳ thành viên của công chúng đều có thể tải lên thông tin quản lý quyền dưới dạng mục nhập có dấu thời gian, sẽ chỉ là hữu ích nếu có sự tham gia của bên thứ ba có thẩm quyền và đáng tin cậy như cơ quan SHTT hoặc Tổ chức quản lý tập thể.

    Theo cách khác, chủ sở hữu quyền cũng có thể là chủ tài khoản, nghĩa là Cơ quan đăng ký sẽ không chỉ ghi lại mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch quyền SHTT. Để phát huy hết tiềm năng của một hệ thống quản lý bản quyền dựa trên blockchain mới, số lượng lớn các chủ sở hữu quyền sẽ cần sử dụng nó và nó sẽ cần có một lượng đủ các tác phẩm có bản quyền.

    Như Alexander Savelyev nêu, “tuy nhiên, khi số lượng người dùng tăng lên, hệ thống này thậm chí sẽ trở nên có giá trị hơn và có thể thu hút nhiều người dùng hơn”. Giả định rằng các phương pháp này có thể mở rộng, là đáng tin cậy và dễ áp dụng, có thể hình dung tình huống khai thác tác phẩm (ví dụ, bản ghi âm) có thể phụ thuộc vào việc đăng ký trong một sổ cái kỹ thuật số. Tuy nhiên, với những thách thức liên quan đến việc tạo ra một chủ sở hữu đăng ký dựa trên blockchain có quyền chưa đăng ký có thể cân nhắc việc bảo vệ tài sản trí tuệ của họ bằng cách sử dụng dịch vụ kinh doanh mới của WIPO, WIPO PROOF.

    Một vấn đề khác cần xem xét là tính xác thực của thông tin trên blockchain. Blockchain là sổ cái chỉ được thêm vào (append-only ledger) – thông tin chỉ có thể được thay đổi trong các trường hợp ngoại lệ. Nếu thông tin về một tác phẩm có bản quyền được nhập không chính xác, người ta sẽ không thể làm gì nếu không có các quy trình và hệ thống quản trị và kỹ thuật thích hợp để khắc phục tình trạng này.

    Một vấn đề khác cần xem xét là làm thế nào để quản lý một kịch bản mà bản quyền được chuyển ra bên ngoài mạng blockchain. Ví dụ, lấy một tình huống mà bạn có mã thông báo trực tuyến, đại diện cho một hàng hóa ngoài chuỗi (như bản quyền trong một cuốn sách). Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bất kỳ điều gì xảy ra với hàng hóa ngoài chuỗi (tức là bản quyền trong cuốn sách) đều được ghi lại một cách chính xác trong sổ cái kỹ thuật số. Nếu không có sự phối hợp phù hợp của con người, thay vì làm giảm thông tin và tăng độ tin cậy, sự ra đời của một hệ thống dựa trên blockchain có thể có tác động ngược lại.

    Cần có một bộ tiêu chuẩn

    Bài viết của Anne Rose đã phân tích cách ngắn gọn một số lợi ích và hạn chế của việc sử dụng công nghệ blockchain trong việc đăng ký và cung cấp bằng chứng về việc sử dụng TSTT. Để công nghệ blockchain có thể phát triển trong việc quản lý quyền SHTT, cần phải có một bộ tiêu chuẩn được quốc tế đồng ý và ủng hộ. Điều quan trọng là các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách phải làm việc cùng nhau để giúp định hình việc triển khai công nghệ này liên quan đến việc đăng ký quyền SHTT.

    Đối với các quyền SHTT chưa đăng ký, như bản quyền, chúng tôi đã xem xét một số lợi ích và hạn chế của việc sử dụng công nghệ blockchain. Có nhiều vấn đề từ góc độ pháp lý, kỹ thuật và kinh tế-xã hội cần xem xét. Chỉ bằng cách giải quyết các vấn đề này, blockchain sẽ đạt được mức độ đủ khả năng mở rộng, độ tin cậy và được thị trường chấp nhận để có tác động đến bản quyền trong môi trường kỹ thuật số.

    Bài viết này xem xét các vấn đề từ quan điểm của luật pháp Anh và không có gì trong bài viết này cấu thành lời khuyên pháp lý. Có rất nhiều chủ đề mà bài viết này không đề cập, bao gồm, ví dụ, việc sử dụng blockchain trong quản lý quyền và chống hàng giả.

    Bảo Lâm
    http://vietq.vn/cong-nghe-blockchain-co-anh-huong-nhu-the-nao-den-quyen-so-huu-tri-tue-d188134.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img