30 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCơ chế điều chỉnh biên giới carbon là gì?

    Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon là gì?

    Date:

    Related stories

    Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là một công cụ chính sách được thiết kế để giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon liên quan đến hàng nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

    CBAM thực hiện thí điểm trong bao lâu?

    Cơ chế này là một chính sách thuộc Thỏa thuận xanh châu Âu và là chiến lược tăng trưởng mới của EU nhằm xây dựng một xã hội công bằng, thịnh vượng, thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển trên cơ sở một nền kinh tế sạch và bền vững. CBAM kỳ vọng sẽ giúp EU giảm phát thải carbon ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức năm 1990. CBAM xây dựng dựa trên sự minh bạch về thông tin và ảnh hưởng lớn không chỉ về phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu, mà còn tác động trực tiếp tới chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp.

    CBAM được thiết kế để tương thích với các quy định của WTO. Ban đầu, CBAM sẽ được áp dụng trước tiên đối với việc nhập khẩu một số hàng hóa và tiền chất được chọn, mà quá trình sản xuất có sử dụng nhiều carbon và có nguy cơ rò rỉ carbon đáng kể nhất, bao gồm: xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, điện và hydro.

    CBAM được áp dụng thí điểm cho giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 đến 31/12/2025 và dự kiến sẽ thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

    Trong giai đoạn này, các nhà nhập khẩu tại EU có nghĩa vụ báo cáo theo quy định tại Điều 33, 34 và 35 của Quy định (EU) 2023/956, cũng như phải báo cáo vào cuối mỗi quý phát thải được ghi trong hàng hóa CBAM mà không phải thanh toán mức chi phí điều chỉnh.

    Giai đoạn chuyển tiếp của CBAM kết thúc, nhà nhập khẩu phải làm gì?

    Từ 01/01/2026 khi giai đoạn chuyển tiếp đã kết thúc, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU có nghĩa vụ báo cáo lượng khí thải carbon của mình và phải nộp số chứng chỉ CBAM tương ứng. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của các khoản trợ cấp ETS của EU được biểu thị bằng €/tấn CO2 thải ra. Một cơ quan CBAM trung ương duy nhất tại EU, sẽ chịu trách nhiệm thực hiện CBAM thay cho cơ quan địa phương ở mỗi quốc gia thành viên.

    Nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh, dựa trên thông tin đã được xác minh từ các nhà sản xuất ở nước thứ ba rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn cuối cùng của họ.

    CBAM ảnh hướng thế nào đến xuất khẩu của Việt Nam?

    Theo Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại – VIOIT, CBAM hiện có tác động trực tiếp đến 4 ngành công nghiệp chính của Việt Nam đó là sắt thép, xi măng, phân bón và nhôm. Tuy nhiên, đây đều không phải những ngành có sản lượng xuất khẩu lớn của nước ta sang EU. Do đó, trong ngắn hạn, xuất khẩu tổng thể của Việt Nam sang EU không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, về cơ bản việc áp dụng CBAM sẽ làm tăng giá hàng hóa xuất khẩu nên cũng ảnh hưởng tới nhu cầu tại thị trường EU và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

    Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải theo dõi chặt chẽ tiến độ của CBAM và chủ động chuẩn bị kế hoạch ứng phó nhằm giảm thiểu tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

    Song song với đó cần nghiên cứu kỹ các yêu cầu về báo cáo phát thải khí nhà kính, phát triển các quy trình nội bộ, hệ thống tính toán lượng phát thải phục vụ báo cáo CBAM. Đánh giá tác động tài chính tiềm ẩn của CBAM đối với hoạt động xuất khẩu bao gồm cả tác động lên chiến lược quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và các cơ hội thương mại nếu sản phẩm ít phát thải carbon hơn và “xanh hơn” so với mức trung bình của ngành và đối thủ cạnh tranh hiện tại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc áp dụng các chính sách khử carbon, các quy trình, phương pháp sản xuất xanh hơn để giảm lượng khí thải trong suốt quá trình sản xuất.

    VNCPC

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img