Thiết kế và duy trì bởi Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam.
Giấy phép số 3808/GP-TTĐT/ của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 03/12/2015
Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Nhân
Địa chỉ: Tầng 3 nhà B toà nhà NEWTATCO Số 125 Hoàng Văn Thái, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +8424 3868.4849 | Fax: +8424 3868.1618
Liên hệ chúng tôi: vncpc@vncpc.org
Thiết kế và duy trì bởi Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam.
Giấy phép số 3808/GP-TTĐT/ của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 03/12/2015
Chịu trách nhiệm: Ông Trần Văn Nhân
Địa chỉ: Tầng 3 nhà B toà nhà NEWTATCO Số 125 Hoàng Văn Thái, P. Khương Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: +8424 3868.4849 | Fax: +8424 3868.1618
Liên hệ chúng tôi: vncpc@vncpc.org
24 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 4, 2025
HomeSản xuất sạch hơnChuyển đổi năng lượng - Xu thế tất yếu

Chuyển đổi năng lượng – Xu thế tất yếu

Date:

Related stories

Đại dịch Covid-19 cộng với khủng hoảng về giá dầu khí có thể là cú hích buộc các tập đoàn phải đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng để thích ứng với thời cuộc, hướng tới phát triển trong tương lai.

Chuyển đổi là yêu cầu tất yếu

Trong nhiều năm trở lại đây Liên minh châu Âu (EU) liên tục tuyên truyền cho việc chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang các loại năng lượng có lượng khí thải carbon thấp. Các tập đoàn dầu khí lớn trên thế giới đều đã công bố kế hoạch đa dạng hóa chưa từng có trong các hoạt động của họ. BP (Anh) từ năm 2001 đã có khẩu hiệu “Beyond Petroleum” (trên cả dầu mỏ). Total (Pháp) mong muốn trở thành “chim đầu đàn” về năng lượng “có trách nhiệm”. Từ năm 2016, CEO Total Patrick Pouyanné đã tóm tắt tham vọng của tập đoàn: “20% trong 20 năm”, có nghĩa là năng lượng tái tạo tạo nên động lực tăng trưởng lợi nhuận cho Total trong 20 năm và nó chiếm khoảng 20% danh mục đầu tư của tập đoàn…


Sở dĩ các tập đoàn dầu khí châu Âu phải chuyển đổi mô hình là vì những quy định và luật pháp của khu vực, tạo nên sự khác nhau trong chuyển đổi năng lượng giữa các tập đoàn lớn của Mỹ và châu Âu.

M-J Pickl, tiến sĩ kinh tế làm việc cho Saudi Aramco, cho biết: Các tập đoàn dầu khí lớn ở châu Âu đã bắt đầu đầu tư vào các dự án năng lượng xanh trong khi các tập đoàn lớn của Mỹ tập trung vào các hoạt động dầu mỏ. Sự khác biệt đó là do châu Âu có khung pháp lý ràng buộc. Các tập đoàn lớn châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nội địa. Hơn 50% doanh số bán các sản phẩm dầu khí của các tập đoàn này được thực hiện ở châu Âu. Tuy nhiên, tất cả các nước EU đã bỏ phiếu cho Hiệp định khí hậu Paris nhằm mục đích hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 20C, bao hàm cả việc giảm nhu cầu đối với sử dụng nhiên liệu hóa thạch và cả dầu mỏ.

Những bộ luật gắn kết nền kinh tế với các vấn đề khí hậu đã được châu Âu công bố như Luật Năng lượng và khí hậu năm 2019 tại Pháp đặt ra mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 bằng cách giảm hơn 6 lần lượng khí thải nhà kính. Hoặc quy định giảm thường xuyên ngưỡng phát thải khí nhà kính GHG với các nhà sản xuất ôtô trên thị trường châu Âu khuyến khích giảm mức tiêu thụ trong vận chuyển, thậm chí chuyển sang sử dụng ôtô điện…

Các khoản đầu tư ngoài ngành dầu khí của các tập đoàn lớn đã tăng mạnh mẽ trong 3 năm qua. Total là một trong những tập đoàn lớn tích cực nhất, bằng chứng là sự chuyển đổi của các nhà máy lọc dầu Mèdes hoặc mua lại Direct Energie. Các tập đoàn lớn khác của châu Âu cũng đi theo hướng tương tự như BP mua lại Lightsource hoặc Shell mua First Utility. Mặc dù vậy, các khoản đầu tư này vẫn chỉ chiếm một phần không đáng kể so với các khoản đầu tư vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Khai thác hydrocarbon vẫn chiếm hơn 95% các khoản đầu tư.

Tuy nhiên, các bộ phận chuyên trách phát triển năng lượng xanh đầu tiên đã được thành lập, các dự án sản xuất đầu tiên được triển khai và các khoản đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển đang thực hiện. Trong số đó, việc đầu tư vào sản xuất điện chạy bằng khí đốt chiếm ưu thế.

Covid-19 sẽ làm thay đổi cục diện năng lượng?

Do sự sụt giảm của giá dầu, các khoản đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí trong năm 2020 dự kiến sẽ giảm 32% so với năm 2019, mức giảm lớn nhất trong 13 năm.

Do sự sụt giảm của giá dầu, các khoản đầu tư vào thăm dò và khai thác dầu khí trong năm 2020 dự kiến sẽ giảm 32% so với năm 2019, mức giảm lớn nhất trong 13 năm.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Đừng vứt bỏ các mặt tốt của một cuộc khủng hoảng”. Đối với cuộc khủng hoảng y tế, những bài học đầu tiên được rút ra là toàn bộ hệ thống y tế công cộng và tư nhân đã không được chuẩn bị đầy đủ để đối phó với đại dịch Covid-19. Nhưng chúng ta không được loại bỏ tác động năng lượng của cuộc khủng hoảng y tế này như làm giảm mức tiêu thụ năng lượng, điện và các sản phẩm dầu khí.

Mức giảm này là một điểm lợi cho chính sách khí hậu, vì tính đến năm 2018, 80% năng lượng chính của thế giới có nguồn gốc hóa thạch (31% dầu mỏ). Khi xây dựng kế hoạch thời hậu khủng hoảng, nhiều chuyên gia cho rằng, sự phục hồi của nền kinh tế nên đi kèm với các khoản đầu tư để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng có hàm lượng carbon thấp và thoát ra khỏi dầu mỏ.


Một trạm xăng dầu mùa dịch Covid-19

Tuy nhiên, các kịch bản hậu khủng hoảng chỉ đáng tin cậy nếu chúng ta trả lời được cho câu hỏi: Cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay có phải là yếu tố làm thay đổi cục diện về năng lượng? Trong 2-3 năm, các quốc gia sẽ ưu tiên khởi động lại các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế (vận tải, dịch vụ, nông sản) và đầu tư vào lĩnh vực y tế (bệnh viện, ngành dược phẩm), trong khi các ngành công nghiệp như hàng không và đóng tàu sẽ vẫn bị ảnh hưởng lâu dài bởi cuộc khủng hoảng về du lịch và việc tái tổ chức giao thông hàng hải.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, giá của các sản phẩm dầu mỏ thấp có thể gây ra hiệu ứng hồi phục đối với ngành công nghiệp ôtô chạy xăng và xe hybrid, trong khi giá bán điện thấp trên thị trường có thể ngăn cản đầu tư vào năng lượng tái tạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, các chính phủ sẽ phải tránh sự sụp đổ của ngành công nghiệp và dịch vụ dầu khí vì hệ thống giao thông chưa sẵn sàng chuyển sang năng lượng có hàm lượng carbon thấp; phương tiện vận tải vẫn đa phần được trang bị động cơ nhiệt, hầu hết các quy trình công nghiệp sử dụng nhiệt được tạo ra bởi nhiên liệu hóa thạch; không có sự thay thế nào cho hóa dầu; khí tự nhiên vẫn cần thiết cho ngành phân bón… Sự kết thúc của kỷ nguyên dầu khí, theo nhiều tuyên bố là sắp xảy ra trong vài thập kỷ, có lẽ sẽ còn lâu mới đến.

S.Phương
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/chuyen-doi-nang-luong-xu-the-tat-yeu-571349-571349.html

Subscribe

- Never miss a story with notifications

- Gain full access to our premium content

- Browse free from up to 5 devices at once

Latest stories

spot_img