27 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCherry siêu rẻ ngập chợ mạng, cách phân biệt chuẩn nhất theo...

    Cherry siêu rẻ ngập chợ mạng, cách phân biệt chuẩn nhất theo từng quốc gia nhập khẩu

    Date:

    Related stories

    Cherry vốn là loại quả có giá thành cao, tuy nhiên hiện nay trên thị trường nhất là chợ mạng xuất hiện nhiều loại quả này với giá thành rất rẻ. Vậy làm sao để phân biệt quả cherry nhập khẩu để đảm bảo an toàn?

    Cherry giá rẻ bán tràn lan trên chợ mạng

    Gần chục năm trở lại đây, quả cherry bắt đầu xuất hiện trên thị trường Việt Nam và nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, rất nhiều thùng cherry đang được rao bán tràn ngập trên mạng với giá chỉ rẻ bằng một nửa, 1/3 so với giá cherry Mỹ, New Zealand lại có nguồn gốc từ Trung Quốc và được “dán mác” các quốc gia trên. Với mức giá rẻ như thế liệu quả cherry có đảm bảo chất lượng?

    Tại các cửa hàng bán hoa quả nhập ngoại, cherry Mỹ, New Zealand luôn có mức giá 400.000 – 600.000 đồng/kg tùy loại. Loại quả này còn khó bảo quản, dễ dập nát khi vận chuyển nên cũng ít nhà nhập khẩu. Vì thế, cherry vốn dĩ được coi là loại quả dành cho những gia đình khá giả. Thế nhưng, trên mạng lại tràn lan những loại cherry chín mọng, đỏ au với lời khẳng định nhập khẩu từ “Mỹ, Úc, Canada” với mức giá siêu rẻ.

    Chỉ cần google để tìm kiếm quả cherry giá rẻ người tiêu dùng sẽ nhận được rất nhiều địa chỉ mua hàng. Tại các địa chỉ này đều rao bán quả cherry với giá 150-180 nghìn/kg kèm theo lời quảng cáo như ngon, mọng, chuẩn hàng nhập khẩu… Có địa chỉ bán cả 10 kg cho một đơn hàng, không đồng ý bán lẻ.


    Cherry giá rẻ bán tràn lan trên chợ mạng, cần có cách phân biệt chuẩn nhất để đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa

    Nhiều chủ shop trên mạng còn thông tin, thời điểm này, Trung Quốc đang vào vụ cherry nên giá rất rẻ. Tuỳ kích cỡ, cherry Trung Quốc có giá khác nhau. Loại quả to, ăn giòn và ngọt giá bán lẻ khá cao, 280.000 đồng/kg. Còn loại đang được rao bán 120.000 – 140.000 đồng/kg là loại quả nhỏ, không có độ đỏ thẫm và ăn hơi chua.

    Chị Ngọc Anh (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, chị thấy quảng cáo về cherry Trung Quốc trên mạng xã hội nhưng chưa mua một phần vì số lượng mỗi thùng quá nhiều, lên tới 8,7 kg mà chủ hàng không bán lẻ, phần vì lo ngại về chất lượng. “Mình nghe hàng Trung Quốc nên cũng ngại chưa dám thử. Bởi trước giờ hoa quả Trung Quốc có tiếng xấu nên dù rẻ mình cũng không muốn mua”, chị Ngọc Anh chia sẻ.

    Liên quan tới cherry nhập khẩu, trước đó Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay, hiện nay Việt Nam đã cho phép nhập khẩu chính ngạch cherry từ 4 quốc gia New Zealand, Hoa Kỳ, Canada và Trung Quốc, còn Australia đang làm thủ tục đàm phán.

    Cherry nhập khẩu từ các nước châu Âu, châu Mỹ có giá cao chủ yếu do giá thành vận chuyển cao chứ không phải vì giá thành nuôi trồng đắt đỏ. Một cán bộ xuất nhập khẩu cho biết, để mua được trái cherry đúng là hàng nhập khẩu từ Mỹ – Úc – Canada hay Newzealand, người tiêu dùng cần mua ở những nơi chứng minh được nguồn gốc nhập khẩu qua giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm, ghi rõ ngày tháng lô hàng xuất đi từ nước nào và đến thành phố nào ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ hơi khó vì phần lớn nguồn hàng cherry bán online hiện nay đang là hàng xách tay.

    Theo chuyên gia, hầu hết cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị, trái cây nhập khẩu được bán đều có đầy đủ tem mác với chỉ số rõ ràng. Khách hàng có thể chú ý ở tem mác này để biết được thông tin về loại trái cây mà mình mua như nhà cung cấp, nơi nhập khẩu, trồng với quy trình nào, có biến đổi gen hay không, nhập khẩu từ nước nào…

    Với những loại trái cây không có nhãn mác hoặc nhãn được in không rõ ràng, bạn nên cân nhắc trước khi mua bởi chất lượng có thể không được kiểm định. Nếu sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

    Về phía người tiêu dùng, các chuyên gia đưa ra lời khuyên, tốt nhất là không nên ăn các loại quả để quá lâu mà không hỏng bởi dù bên ngoài vẫn tươi nhưng các chất bên trong có thể bị chuyển hóa. Cách tốt nhất là ăn quả theo mùa. Với quả nhập khẩu thì có thể chọn loại rõ nguồn gốc xuất xứ và dù để lâu vẫn tươi thì cũng nên dùng ngay khi mua.

    Cách phân biệt quả cherry nhập khẩu từ một số quốc gia

    Hiện nay ở thị trường Việt Nam đang có khoảng 5 loại cherry được nhập từ 5 nước như: Mỹ, Úc, New zealand, Trung Quốc, Chile với từng loại sẽ có hương vị và chất lượng khác nhau. Người tiêu dùng ngoài việc kiểm tra xuất xứ của hoa quả cần phân biệt các loại cherry qua màu sắc, hình hài và mùi vị. Cụ thể:

    Cherry Mỹ: Có hình trái tim, vỏ màu vàng lẫn đỏ tươi, khi chín tới quả chuyển sang màu đỏ thẫm, bề ngoài nhìn to và chắc.

    Cherry Chile: Có chất lượng kém hơn so với Cherry Úc, Cherry Newzealand và Cherry Mỹ. Loại cherry này có vị nhạt, hơi chua, kích thước quả không đều, thịt mềm.

    Cherry Úc: Có vị ngọt, thanh mát, quả có mùi thơm, thịt giòn nhưng không bị cứng. Quả có vỏ màu đỏ hơi tím, không bóng như cherry New Zealand.

    Cherry Newzealand: Có màu đỏ sậm hơn cherry Úc, vị ngọt, giòn tương đương với cherry Úc, quả tròn to, căng mọng.

    Cherry Trung Quốc: Có vỏ bóng mịn và nhạt hơn, quả chắc và giòn, màu đỏ tươi, vỏ láng bóng, vị hơi chua. Cherry Trung Quốc có giá thành rẻ nhất nên thường sẽ không được phân loại size như các loại cherry còn lại.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/qua-cherry-sieu-re-ngap-cho-mang-cach-phan-biet-chuan-nhat-theo-tung-quoc-gia-nhap-khau-d209416.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img