26 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChế độ ăn thiếu chất béo có thể gây nhiều tác hại

    Chế độ ăn thiếu chất béo có thể gây nhiều tác hại

    Date:

    Related stories

    Hiện nay do sợ béo nên nhiều người ăn kiêng các món ăn chứa chất béo tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là cách làm thiếu khoa học.

    Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe của chúng ta. Nếu không có đủ chất béo trong chế độ ăn uống, da, tóc, hormone, mức năng lượng và chức năng trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng.

    Chất béo được biết đến về mặt hóa học là các phân tử trieste của glixerol (chất béo trung tính) và axit béo, đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng (chất béo, carbohydrate, protein).

    Chất béo rất quan trọng đối với các quá trình của cơ thể như tiêu hóa, vận chuyển, chuyển hóa và khai thác năng lượng. Đó là nguồn năng lượng dự trữ chính của cơ thể chúng ta và tính theo trọng lượng, nó chứa gấp ba lần lượng năng lượng cung cấp bởi glucose vốn phải được cung cấp cho não liên tục trong ngày. Nhiều người cho rằng việc hạn chế đến mức tối thiểu các món ăn chứa chất béo sẽ giúp họ giảm cân, tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, đây là cách làm thiếu khoa học.


    Không nên kiêng chất béo quá mức vì có thể gây hại cơ thể. Ảnh minh họa

    Theo chia sẻ của chị Vũ Thị Huyền (45 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội), chị dành gần như cả ngày để giúp con gái chăm cháu. Vì thế, các hoạt động tập luyện thể dục thể thao, đi chợ được thay thế bằng ngồi, nằm cạnh cháu. Sau một tháng, chị Huyền cảm nhận được cơ thể trở nên chậm chạp hơn cùng mức cân tăng chóng mặt. Do không thể thay đổi được lịch trình, chị Huyền quyết định sẽ nỗ lực giảm cân thông qua chế độ ăn. Từ đó đến nay, người phụ nữ này chỉ ăn các món luộc, hấp hoặc nấu canh nhưng sử dụng ít dầu nhất có thể.

    “Tôi cố gắng giảm lượng dầu mỡ ít nhất có thể, ăn nhiều rau hơn, đồng thời hạn chế thịt, cơm. Dù cũng khó ăn, trong quá khứ, tôi từng giảm cân thành công nhờ cách làm này”, chị Huyền nói.

    Tương tự, chị Lê Thị Mai (40 tuổi, ngụ Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng quyết tâm giảm cân bằng việc loại bỏ các món xào, chiên rán, thay thế bằng các món ít dầu mỡ sau khi tự thấy cơ thể của mình đang dần thiếu sức sống.

    Chị Mai chia sẻ: “Ít nhất là về cảm quan, việc ăn như thế này cũng lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn. Tôi vẫn hay nghe được các lời khuyên về việc hạn chế đồ dầu mỡ nên làm theo”.

    Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất béo, đạm, tinh bột là 3 chất dinh dưỡng cơ bản cần thiết của con người. Nhiều người cho rằng chất béo là nguyên nhân làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, từ đó loại bỏ hoàn toàn chúng trong khẩu phần ăn. Tuy nhiên, đây không phải nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nồng độ cholesterol cao.

    “Trên thực tế, người Việt ăn không nhiều chất béo. Tỷ lệ chất béo trung bình trong khẩu phần ăn hàng ngày ở Việt Nam là khoảng 20%. Tuy nhiên, việc lựa chọn chất béo, cách chế biến thực phẩm chưa phù hợp khiến chúng ta không giữ được lượng chất béo tốt và gây rối loạn chuyển hóa lipid”, bà Mai nhận định.

    Chất béo có chứa axit béo chưa no cần thiết với sức khỏe. Do đó, bà Mai khẳng định mọi người đều cần bổ sung chất này mỗi ngày. Hai loại axit béo chưa no mà cơ thể không tự tổng hợp được là omega-3 và omega-6. Các chất này đã được chứng minh làm giảm cholesterol trong máu.

    Đặc biệt, omega 3 có chứa 2 loại axit béo tác động tốt tới cơ thể là DHA và EPA. Trong đó, DHA có tác động lớn tới thị lực. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện một hàm lượng lớn axit béo này trong võng mạc. Việc cung cấp đủ omega 3 với DHA giúp võng mạc và thị lực của chúng ta tốt hơn.

    Ngoài ra, omega 3 còn hỗ trợ việc phát triển trí não. Nguyên nhân là chất béo chiếm 60% cấu trúc của não. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến não bộ kém phát triển, hạn chế khả năng tư duy.

    Bên cạnh DHA, EPA là axit béo có vai trò lưu trữ khối cơ. EPA đặc biệt cần thiết với người cao tuổi, vận động ít và khả năng tổng hợp cơ bắp kém. Các khối cơ săn chắc giúp những người này vận động tốt hơn, sự kết nối giữa xương, khớp trở nên trơn tru.

    Trong khi đó, omega 6 có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và phòng chứng loạn nhịp tim, huyết khối và góp phần điều chỉnh huyết áp.

    Tương tự lớp da bảo vệ cơ thể, màng tế bào bao phủ cấu trúc tế bào và đảm bảo vai trò của chúng. Sự thiếu hụt chất béo sẽ ảnh hưởng tới lớp màng này, khiến tế bào dễ bị tổn thương.

    Còn theo bác sĩ tim mạch Kevin Campell, thành viên của Đại học Tim mạch Mỹ cho biết, tỷ lệ mỡ cơ thể thấp có thể ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Sinh lý Thể thao và Hiệu suất khi các vận động viên thể hình chuẩn bị cho cuộc thi bằng cách giảm lượng mỡ trong cơ thể, nhịp tim của họ giảm xuống còn 27 nhịp mỗi phút. Nhịp tim quá thấp, được gọi là nhịp tim chậm, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu và ngừng tim. Trong khi đó, sự mất cân bằng điện giải khác do tỷ lệ chất béo trong cơ thể quá thấp, chưa kể đến lượng calo, có thể dẫn đến “rối loạn nhịp tim và đột tử do tim”

    Khi cạn kiệt chất béo không còn nguồn năng lượng dự trữ và cơ thể không thể hoạt động ở mức tối ưu. Hơn nữa, mức độ chất béo cơ thể thấp cũng có liên quan đến nhịp tim chậm như giảm sản xuất hormone tuyến giáp dẫn đến mệt mỏi.

    Thậm chí người luôn cảm thấy lạnh bởi chất béo đóng một vai trò trong việc làm cho cơ thể bạn duy trì được nhiệt độ và cũng là chất cách nhiệt cho các cơ quan. Bên cạnh đó, rối loạn chức năng tuyến giáp, cũng có thể tăng lên ở những người có tỷ lệ phần trăm chất béo trong cơ thể quá thấp.

    An Dương (T/h
    https://vietq.vn/che-do-an-thieu-chat-beo-co-the-gay-nhieu-tac-hai-d204002.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img