28 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChất lượng nước tại Việt Nam suy giảm, ô nhiễm gia tăng

    Chất lượng nước tại Việt Nam suy giảm, ô nhiễm gia tăng

    Date:

    Related stories

    Ô nhiễm tấn công nguồn nước mặt, nước dưới đất. Tỉ lệ nước thải đô thị và công nghiệp được xử lý thấp với phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn được xả thẳng vào nguồn nước.

    Mặc dù mang lại những lợi ích to lớn, tăng trưởng kinh tế cũng tạo ra những áp lực cho nguồn nước, dẫn tới sự căng thẳng về kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, lại có nguồn tài nguyên nước dồi dào khiến những thách thức tiềm ẩn trong sự thành công này dễ bị xem nhẹ: Tình trạng căng thẳng về nước được ghi nhận ở một số vùng và theo mùa với sự bất cân đối giữa cung và cầu. Trong những năm tới, những căng thẳng này có xu hướng gia tăng nếu không có hành động can thiệp kịp thời.

    Nếu vẫn tiếp tục mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong điều kiện gia tăng áp lực lên tài nguyên nước sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các nhu cầu sử dụng nước, làm gia tăng nhiều đánh đổi, đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ hơn cách thức mà tài nguyên nước được quản lý và phân bổ như thế nào. Khoảng 90% lượng nước khai thác trên phạm vi cả nước là để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản.

    Ngày nay, do nhu cầu khai thác, sử dụng nước phục vụ phát triển thủy điện, nhiệt điện, công nghiệp, đô thị, giao thông thủy và các nhu cầu sử dụng nước giá trị cao khác ngày càng tăng dẫn tới nguy cơ cạnh tranh sử dụng nước càng lớn trong khi chưa thể giải quyết một cách dễ dàng thông qua thể chế quản lý tài nguyên nước hiện tại.

    Giá trị tiềm năng và giá trị thực tế nhận được trên mỗi đơn vị nước còn tồn tại một khoảng cách lớn. Ngành nông nghiệp có thể tạo ra nhiều giá trị hơn, thông qua việc sử dụng nước hiệu quả hơn và năng suất nước cao hơn và lựa chọn canh tác trọng tâm, nhằm giúp cải thiện thu nhập và giá trị gia tăng cho người nông dân.

    Cách quản lý tài nguyên hiện tại chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy việc tạo ra giá trị cao nhất có thể của tài nguyên nước. Ví dụ như việc khuyến khích nông dân coi trọng giá trị của tài nguyên nước hơn thông qua việc thu phí sử dụng nước trong nông nghiệp, theo đó, nước sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Tối ưu hóa bậc thang thủy điện trên sông thành một hệ thống cũng là một giải pháp nâng cao đáng kể sản lượng điện, đồng nghĩa là doanh thu cao hơn.

    Chất lượng nước bị suy giảm và lượng ô nhiễm có xu hướng gia tăng. Ô nhiễm đang tấn công nguồn nước mặt và nước dưới đất. Tỉ lệ nước thải đô thị và công nghiệp được xử lý còn thấp với phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn được xả thẳng vào nguồn nước.

    Một số đoạn sông – trước đây là các đoạn sông sạch – chảy trong hay ven thành phố đã trở nên ô nhiễm nặng. Mực nước biển dâng, cùng với sự suy giảm dòng chảy đã gây ra tình trạng xâm nhập mặn đối với nước mặt và nước dưới đất. Khai thác nước dưới đất thiếu kiểm soát bào mòn nguồn tài nguyên này và gây ra sụt lún tại một số khu vực.

    Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng rủi ro và tổn thất do hạn hán và lũ lụt, những thiên tai gần đây cho thấy còn thiếu về cơ sở hạ tầng cũng như khả năng chống chịu thấp. Vướng mắc, bất cập về thể chế, quản lý và cơ sở hạ tầng sẽ khiến những tổn thương này càng lớn, làm hạn chế các dịch vụ nước và làm giảm giá trị do việc phân bổ và sử dụng nước chưa đảm bảo tối ưu.

    Việt Nam đang nhanh chóng tiến tới một nước thu nhập trung bình. Nếu ngành nước muốn tiếp tục hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia thì cần phải vượt qua ba thách thức quan trọng: nâng cao hiệu quả sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày càng cao, đồng thời, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị nước sử dụng; giảm các mối đe dọa do nước “quá ít, quá nhiều và quá bẩn”; và cải thiện quản trị nước- chính sách, thể chế và tài chính.

    Để có cái nhìn tổng thể về hậu quả và các tổn thất kinh tế do không có hành động can thiệp ở thời điểm hiện tại, Nghiên cứu đã lựa chọn một số thách thức có thể xảy ra trong tương lai để mô hình hóa những tác động kinh tế trên diện rộng và các tác động tiêu cực sẽ xảy ra vào năm 2035 nếu không có hành động can thiệp. Một nghiên cứu đã thực hiện mô hình hóa các tác động tiêu cực của các mối đe dọa tới GDP tổng thể vào năm 2035, so sánh với kịch bản năm 2035 không có đe dọa.

    Kết quả chạy mô hình cho thấy, các đe dọa sẽ gây thiệt hại từ 0,2-3,5% tổng GDP. Lưu ý số liệu lựa chọn tính toán là số liệu của năm 2016, dao động từ 400 triệu và 7 tỷ đô la Mỹ cho mỗi đe dọa/ảnh hưởng. Khi kết hợp tất cả các đe dọa, tác động tổng thể lên GDP lên đến 6% GDP.

    Theo Bizlive.vn (31/5/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img