16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

    Chất lượng không khí ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

    Date:

    Related stories

    Qua số liệu thống kê từ các trạm quan trắc cho thấy, trong tuần này chất lượng không khí (CLKK – AQI) trên địa bàn TP Hà Nội có xu hướng giảm so với tuần trước đó. Bệnh có thể gặp do tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

    Nồng độ bụi PM2.5 tăng đột biến khiến chất lượng không khí Hà Nội đang xấu đi

    Trong tuần này thời tiết tại Hà Nội khá nắng nóng và oi bức, trời ít mưa. Bên cạnh đó, khu vực ngoại thành đang vào mùa thu hoạch lúa khiến chất lượng không khí Thủ đô bị ảnh hưởng xấu.

    Chỉ số đo tại các trạm đều cao hơn. Đồng thời, số ngày AQI chạm ngưỡng kém tại các khu vực giao thông tăng lên. Theo ghi nhận, CLKK trong tuần tại các trạm nền đô thị chủ yếu ở mức trung bình, các trạm giao thông chủ yếu ở mức kém. Chỉ số AQI dao động từ 54 – 115.

    Tại các trạm quan trắc không khí nền đô thị như Trung Yên 3, Kim Liên, Tân Mai, Mỹ Đình và Tây Mỗ, trong tuần này CLKK không có biến động nhiều, 100% số ngày AQI ở mức trung bình.

    Tại 2 điểm quan trắc giao thông ở UBND phường Minh Khai và Phạm Văn Đồng, là 2 khu vực chịu nhiều tác động từ các phương tiện giao thông, trong tuần này số ngày AQI chạm mức kém đều tăng. Cụ thể, số ngày AQI ở mức kém tăng lên chiếm 42,9% ở trạm Minh Khai và 57,1% ở trạm Phạm Văn Đồng. Chỉ số cao nhất lần lượt là 112 và 111.

    Đối với các trạm quan trắc giao thông nội đô, CLKK tại 2 trạm Hoàn Kiếm và Thành Công không có thay đổi nhiều, 100% số ngày AQI ở mức trung bình. Riêng trạm Hàng Đậu, số ngày AQI ở mức kém tăng so với tuần trước, chiếm 57,1%.

    Có thể thấy, trong tuần này thời tiết tại Hà Nội khá nắng nóng và oi bức, trời ít mưa. Nền nhiệt ban ngày vẫn tăng khá cao do nắng và giảm mạnh về đêm.

    Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn, ít gió, ít mưa phần nào hạn chế sự khuếch tán các chất thải, khói, bụi có trong không khí lên cao để pha loãng và phát thải.

    Đồng thời, có thể trong thời gian gần đây, khu vực ngoại thành đang vào mùa thu hoạch lúa nên sẽ có nhiều hộ gia đình đốt rơm rạ, phát thải các chất khí bụi CO2, CO, Nox vào môi trường, khiến nồng độ bụi PM2.5 thường có xu hướng tăng cao đột biến vào thời điểm đêm khuya.

    Bệnh có thể gặp do tác hại của bụi siêu mịn PM2.5

    Bụi mịn hay bụi PM2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí có kích thước 2,5 micron trở xuống (nhỏ hơn khoảng 30 lần so với sợi tóc người). Nó được hình thành từ các chất như carbon, nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù.


    Bụi PM2.5 có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp gây nên một số bệnh như tim mạch, đột quỵ, ung thư.

    Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.

    Theo Health, tiếp xúc với các hạt mịn có thể gây ra các ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn như mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, sổ mũi và khó thở. Nguyên nhân chính là do bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 gây kích ứng niêm mạc đồng thời cản trở hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi dẫn đến suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.

    Bụi siêu mịn khi tiếp xúc lâu dài gây gia tăng tỷ lệ viêm phế quản mãn tính, giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim. Ước tính rằng, PM2.5 tăng 10 µg/m3 thì số bệnh nhân cấp cứu vì bệnh cao huyết áp sẽ tăng 8%, các bệnh về tim mạch cũng tăng lên. Do đó, những người có vấn đề về hô hấp và tim, trẻ em và người già nhạy cảm với bụi bẩn cần cẩn thận để đề phòng biến chứng.

    Đối với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ngoài trời như cảnh sát giao thông còn có khả năng bị các triệu chứng hô hấp và suy giảm chức năng phổi như viêm xoang ở người lớn và bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ tiếp xúc lâu ngày có thể bị sảy thai, sinh non, dị tật bẩm sinh và tử vong.

    Bụi PM2.5 còn được mệnh danh là “sát thủ âm thầm” bởi nó có thể thúc đẩy bệnh xơ gan và làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa và rối loạn chức năng gan. PM2.5 gây ra kháng insulin, viêm và góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, bụi mịn còn tấn công vào phế nang, vượt qua vách ngăn khí – máu để đi vào hệ tuần hoàn và gây bệnh, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Một nghiên cứu của Mỹ được công bố vào năm 2015 cho thấy việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí có thể khiến não bộ già đi nhanh hơn.

    Bảo vệ bản thân bằng cách nào?

    Để bảo vệ bản thân trước nguy hại của bụi siêu mịn, người lớn, trẻ em nên đeo khẩu trang khi ra đường để giảm bớt tiếp xúc với khói bụi, hạn chế lưu thông vào những lúc đường đông, tránh khu vực thường bị ô nhiễm như khu công nghiệp, đường cao tốc…

    Lựa chọn sống nơi thoáng nhất có thể, nhiều cây xanh càng tốt và bảo vệ cơ thể trước khi ra đường. Những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao nhiễm ô nhiễm nặng như hầm mỏ, đan dệt, xi măng cán thép, các cửa hàng xăng-dầu…cần có bảo hộ lao động đúng tiêu chuẩn.

    Kết hợp tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng đồng thời xây dựng chế độ ăn đầy đủ bao gồm trái cây, rau quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng và protein từ thịt, cá, trứng sữa… vào bữa ăn hàng ngày.

    Theo Moitruongthudo/Kinhtedothi/VnExpress

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img