22 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnCạnh tranh và đổi mới: Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả...

    Cạnh tranh và đổi mới: Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, các nước công nghiệp trên thế giới đang sử dụng từ 31 – 74 tấn vật liệu/người/năm. Trong tương lai, khả năng tiếp cận những nguồn tài nguyên này càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu được xem như một yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và đổi mới. 

    Tình hình sử dụng tài nguyên của nền kinh tế thế giới.

    Từ năm 1980 đến năm 2005, 4 nhóm tài nguyên (bao gồm những vật liệu được sử dụng) là: nhiên liệu hóa thạch; quặng kim loại; khoáng sản công nghiệp, xây dựng; và sinh khối (từ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản).

    Biểu đồ cho thấy việc khai thác những nguồn tài nguyên thay đổi đều trong vòng 25 năm, từ 40 tỷ tấn năm 1980 đến 58 tỷ tấn năm 2005, với tốc độ tăng trưởng tích lũy 45%. Tuy nhiên, tốc độ này phân bố không đều giữa các nhóm vật liệu chính. Khai thác quặng kim loại tăng nhiều nhất (hơn 65%), cho thấy tầm quan trọng liên tục của nhóm tài nguyên này đối với phát triển công nghiệp. Khai thác sinh khối tăng dưới đường cong của các nhóm khác. Do vậy, tỷ lệ những nguồn tài nguyên tái tạo trong tổng khai thác tài nguyên đang giảm trên toàn thế giới.

    Hiệu quả sử dụng vật liệu trong sản xuất công nghiệp tập trung vào lượng vật liệu nhất định cần để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Hiệu quả sử dụng vật liệu có thể được nâng cao bằng cách giảm lượng vật liệu chứa trong sản phẩm cuối cùng (giảm trọng) hoặc giảm lượng vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất nhưng lại bị thải bỏ.

     Ba thành phần của sử dụng hiệu quả vật liệu có thể được nhận định như sau:

    • Giảm trọng trong quá trình sản xuất;
    • Giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất;
    • Tái chế vật liệu trong chu trình sản xuất – tiêu thụ;

    Theo chu trình sản xuất – tiêu thụ công nghiệp, hiệu quả sử dụng vật liệu liên quan tới lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định, vật liệu thải sau khi tiêu thụ xong được tái chế và quay trở lại để sản xuất.

    Vì sao sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?

    Có rất nhiều ích lợi đem lại từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu:

    Sử dụng hiệu quả sử dụng vật liệu liên quan tới lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất ra một lượng sản phẩm nhất định, vật liệu thải sau khi tiêu thụ xong được tái chế và quay trở lại để sản xuất.

    Đầu tiên, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng một cách hiệu quả nhất kéo theo lượng tài nguyên được dự trữ tốt hơn, đảm bảo dễ tiếp cận trong việc sử dụng tài nguyên và có chi phí rẻ nhất, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sống, do đó những nguồn tài nguyên này sẽ khả dụng cho các thế hệ sau. Việc cạn kiệt các nguồn tài nguyên cản trở sự phát triển, cho nên việc bảo tồn những nguồn tài nguyên này còn đem lại nhiều lợi ích khác.

    Thứ hai, giảm nhu cầu sử dụng nguyên liệu thô sẽ làm giảm những tác động của việc khai thác nguyên liệu thô, bao gồm cả những ảnh hưởng về mặt môi trường và xã hội.

    Thứ ba là tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải nhà kính. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên thì lượng tài nguyên đi vào sản phẩm nhiều hơn dẫn đến định mức tiêu hao năng lượng và nhiên liệu để sản xuất ra một sản phẩm giảm xuống. Và, việc tái chế nguyên liệu có thể tiết kiệm hầu hết năng lượng cần thiết cho tinh chế và xử lý.

    Thứ tư, hiệu quả sử dụng nguyên liệu tăng dẫn đến giảm lượng nguyên liệu thải ra các bãi chôn lấp hoặc đốt, giảm diện tích đất sử dụng, giảm ô nhiễm nước, không khí và các tác động tiêu cực khác từ việc quản lý chất thải.

    Thứ năm, nâng cao hiệu quả thu gom và tái chế chất thải, đặc biệt đối với bao bì đồ uống và túi nhựa có thể làm giảm lượng rác thải ra đất và nước và trong một số trường hợp còn giảm sự tắc nghẽn của hệ thống thoát nước. Trên thực tế, giảm lượng rác vứt bừa bãi nhằm phục vụ cho nhu cầu mĩ quan là một động lực chính cho cơ chế tái chế chất thải đô thị ở nhiều khu vực.

    Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu bằng cách nào?

    Phân tích dòng nguyên liệu là một cách tiếp cận hệ thống nhằm mục đích:

    • Đưa ra tổng quan về nguyên liệu được sử dụng trong doanh nghiệp
    • Xác định điểm đầu, thể tích và các nguyên nhân phát sinh chất thải và khí thải
    • Thiết lập cơ sở đánh giá và dự báo cho việc phát triển trong tương lai
    • Xác định chiến lược cải thiện tình hình chung

    Cách tốt nhất để xác định mục tiêu là bắt đầu phân tích dòng nguyên liệu trong toàn bộ doanh nghiệp. Đầu tiên, phân tích đầu vào/đầu ra toàn diện sẽ trả lời các câu hỏi sau:

    Cạn kiệt các nguồn tài nguyên cản trở sự phát triển, cho nên việc bảo tồn những nguồn tài nguyên này còn đem lại nhiều lợi ích khác.

    • Những nguyên liệu nào được sử dụng trong doanh nghiệp?
    • Bao nhiêu nguyên liệu được chế biến?
    • Giá trị về mặt kinh tế của chúng là gì?
    • Bao nhiêu chất thải và khí thải thải bỏ ra ở cuối quy trình sản xuất?

    Mục tiêu là vẽ được một bản đồ rõ ràng về sơ đồ quy trình của công ty nhằm hiểu rõ cách hệ thống vận hành – nghĩa là, ai và cái gì tham gia vào quy trình và làm gì trong quy trình. Bản đồ sẽ giúp hiểu rõ nơi vật liệu được sử dụng và định vị. Dòng quy trình bao gồm cả chuỗi hoạt động thực hiện ở doanh nghiệp và những hoạt động bên ngoài có thể tác động tới công ty, từ những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp mua, tới những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

    Theo VNCPC

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img