Dấu hiệu ngộ độc vitamin D gồm giảm cân, táo bón, tiểu nhiều, ăn kém, tăng canxi máu. Trẻ ngộ độc nặng có thể bị mất nước đe dọa tính mạng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi cha mẹ muốn dùng thực phẩm chức năng cho con vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, thời gian khuyến cáo. Phụ huynh không nên có tâm lý càng nhiều càng tốt.

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương chắc khỏe, cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, sản phẩm này được nhiều bà mẹ sử dụng cho con vì giúp chống còi xương, giúp con cao lớn. Chị D.T.H (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết con trai 3 tuổi lười ăn nên chị thường mua thực phẩm chức năng bổ sung cho bé.

Tin theo lời tư vấn của nhân viên bán hàng, chị H đã mua sản phẩm vitamin D liều cao giúp bé ăn ngon, khỏe mạnh, phát triển chiều cao, phòng chống thấp còi cho con uống. Theo hướng dẫn, buổi sáng chị nhỏ cho con từ 2 đến 3 giọt. Sau khi uống được gần 1 tháng, con chị bắt đầu có hiện tượng táo bón, nôn ói, rụng tóc và thi thoảng bé kêu đau bụng. Chị H cho rằng con đau bụng giun nên mua thuốc xổ giun cho con uống nhưng không đỡ. Từ các lọ thực phẩm chức năng xách tay mẹ bồi bổ cho con, bác sĩ nghi ngờ bé thừa vitamin D. Xét nghiệm máu, hàm lượng canxi máu, canxi niệu tăng cao, nồng độ vitamin D cao bất thường.


Dấu hiệu ngộ độc vitamin D gồm giảm cân, táo bón, tiểu nhiều, ăn kém, tăng canxi máu. Ảnh minh họa

Bệnh viện Nhi trung ương (Hà Nội) từng tiếp nhận 2 bé là anh em ruột bị ngộ độc vitamin D vì mẹ tự ý bổ sung để giúp con cao lớn. Hai bệnh nhi nhập viện trong tình trạng canxi máu tăng cao, nôn nói, thường xuyên đau bụng. Các bác sĩ cho làm xét nghiệm chẩn đoán 2 anh em ngộ độc vitamin D – suy thận cấp. Theo gia đình, hai anh em tự uống siro bổ sung vitamin dạng thực phẩm chức năng. Cả hai bé đều thích uống nên gia đình cũng để trẻ tự uống, không dùng đúng liều lượng dẫn tới ngộ độc.

Cần bổ sung vitamin D khi nào?

Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thụ canxi, chức năng miễn dịch và bảo vệ sức khỏe của xương, cơ và tim. Nó xuất hiện tự nhiên trong thực phẩm và cơ thể sản sinh ra chất này khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngoài cá béo, có rất ít thực phẩm giàu vitamin D. Hơn nữa, hầu hết mọi người không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời để sản xuất đủ vitamin D. Vì vậy, tình trạng thiếu hụt vitamin D là rất phổ biến. Trên thực tế, ước tính cho thấy khoảng 1 tỷ người trên thế giới thiếu vitamin D, trong khi 50% số người có thể thiếu vitamin D để duy trì sức khỏe tối ưu.

Cách duy nhất để biết trẻ có đủ hoặc thiếu vitamin D hay không là kiểm tra nồng độ vitamin D có trong cơ thể. Thiếu vitamin D thường được ghi nhận là nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp hơn 20 ng/mL. Những trẻ có mức rơi vào khoảng 21–29 ng/mL được coi là không có đủ mức vitamin D. Thông thường, vitamin D tối đa được khuyến cáo với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1.000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1.500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2.500UI/ngày; 4-8 tuổi là 3.000UI/ngày; trên 9 tuổi là 4.000UI/ngày.

Dấu hiệu ngộ độc vitamin D gồm giảm cân, táo bón, tiểu nhiều, ăn kém, tăng canxi máu. Trẻ ngộ độc nặng có thể bị mất nước đe dọa tính mạng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo khi cha mẹ muốn dùng thực phẩm chức năng cho con vẫn cần sự tư vấn của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng, thời gian khuyến cáo. Phụ huynh không nên có tâm lý càng nhiều càng tốt.

PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết khi sử dụng vitamin D cho trẻ từ 0 đến 18 tháng chỉ nên dùng liều sinh lý khoảng 400 UI/ngày để trẻ đạt ngưỡng an toàn. Các bà mẹ không nên sính ngoại mua các sản phẩm xách tay không có nhãn mác rõ ràng, không định giá hết hàm lượng đơn vị vitamin D dẫn tới thừa và gây ngộ độc cho trẻ. Khi dùng bất kỳ sản phẩm nào, người dân cần có thói quen đọc kỹ nhãn mác để xác định thành phần, liều lượng.

Khánh Mai (t/h)
https://vietq.vn/canh-bao-tre-bi-ngo-doc-do-cha-me-tu-y-bo-sung-vitamin-d-d213680.html