23.8 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng Một 20, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCảnh báo sai lệch thông tin trên bao bì sản phẩm thực...

    Cảnh báo sai lệch thông tin trên bao bì sản phẩm thực phẩm gây ảnh hưởng tới người dùng

    Date:

    Related stories

    Thông tin trên nhãn dán của các loại thực phẩm đóng gói giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm mình mua, tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà sản xuất đưa ra thông tin sai lệch nhằm gia tăng lợi nhuận.

    Các nhãn dán trên những sản phẩm thực phẩm giúp người tiêu dùng có thể biết rõ thành phần dinh dưỡng. Việc kiểm tra nhãn dán là đặc biệt quan trọng đối với những người có vấn đề về sức khoẻ, hoặc có chế độ ăn uống riêng biệt. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là ngay cả khi kiểm tra cẩn thận trên bao bì các yếu tố về dinh dưỡng như chất béo, đường, natri, tổng lượng calo hoặc sản phẩm đặc biệt như hữu cơ và không chứa gluten, những gì được thể hiện không hoàn toàn chính xác.

    Dán nhãn sản phẩm sai là tình trạng khá phổ biến, chẳng hạn như có gần 1/3 số lượng cá bị dán nhãn sai mỗi năm, theo nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận Oceana. Thông thường, các loại cá rẻ tiền có thể được dán nhãn của loại cá đắt hơn, khiến người tiêu dùng chi nhiều tiền hơn. Trong các trường hợp khác, dán nhãn sau là do lỗi của nhà sản xuất, ví dụ như sản phẩm có chứa đại mạch nhưng lại ghi không có gluten. Nhãn dán đôi khi gây khó hiểu cho người tiêu dùng, vì cách FDA định nghĩa kích cỡ khẩu phần có thể khác cách mọi người ước lượng.

    Theo Rosalee Hellberg, nhà khoa học thực phẩm tại Đại học Chapman ở California, người tiêu dùng có thể tự bảo vệ bản thân khỏi những sai sót, gian lận trên bao bì bằng việc đọc nhãn đúng cách. Dưới đây là một số ví dụ phổ biến về việc dán nhãn sai và hướng dẫn để đảm bảo người tiêu dùng biết chính xác nhất những gì có trong sản phẩm.

    Thực phẩm bị pha trộn

    Mật ong và dầu ô liu là 2 sản phẩm hay bị pha trộn nhất. Mật ong được pha loãng với siro ngô hoặc đường, dầu ô liu có thể được trộn với các loại dầu rẻ hơn để tiết kiệm nguyên liệu. Thậm chí trong một số trường hợp, nhà sản xuất còn thêm màu thực phẩm để tạo ra màu xanh của dầu giàu chất phytonutrients. Sau đó chúng lại được dán nhãn nguyên chất, không chứa phụ gia. Nước ép trái cây cũng thường bị pha loãng với loại nước ép rẻ tiền khác.

    Nước cam có thể chứa rất ít cam nguyên chất mà được thêm nhiều siro tạo hương vị và màu sắc với hàm lượng đường fructose cao. Hellberg nói rằng người tiêu dùng có thể tự bảo vệ khỏi hàng giả bằng cách nên làm quen với loại thực phẩm và đồ uống yêu thích. Nếu hương vị thay đổi, hoặc nhãn hiệu trông hơi khác một chút, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hàng giả. Mọi người cũng nên tìm kiếm thông tin về danh sách các loại hàng giả trước khi mua sắm.

    Sản phẩm ghi sai nguồn gốc, xuất xứ

    Các sản phẩm có xuất xứ chất lượng như hạt cà phê Kona, giấm Modena balsamic có thể bị thay thế bằng loại giá thành rẻ hơn. Ví dụ thực tế là một nhà sản suất khoai tây chiên tại bang Washington nhưng lại ghi là ở Hawaii, khiến người tiêu dùng khó chịu và đã gây ra một vụ kiện. Hãy tự bảo vệ mình bằng cách mua sản phẩm từ các công ty nổi tiếng, uy tín, ưu tiên an toàn và chất lượng, Hellberg nói. Nhiều công ty có kế hoạch chu đáo để xác minh và kiểm tra thành phần từ các nhà cung cấp để chắc chắn rằng chúng có nguồn gốc, xuất xứ chính xác, rõ ràng.

    Thực phẩm dán nhãn không chứa gluten nhưng thực chất vẫn có

    Vào năm 2017, chuyên gia dinh dưỡng Tricia Thompson, người sáng lập Cơ quan giám sát Gluten Free, đã đưa ra một kiến ​​nghị của công dân về việc yêu cầu FDA tăng cường giám sát, điều tra và thực thi các hành vi vi phạm thương hiệu không có gluten. Bà cho biết trong 3 năm qua, người tiêu dùng đã báo cáo hàng chục sản phẩm được dán nhãn không chứa gluten nhưng thực sự vẫn có gluten. Tất cả mọi thứ từ đậu lăng, bột bánh quy cho đến súp cá hồi hun khói đều vi phạm các tiêu chuẩn. Thompson cho biết 6 trong số 8 sản phẩm bị ghi nhãn sai mà bà báo cáo với FDA vào năm 2020 đã bị thu hồi. Tuy nhiên FDA lại không có động thái gì đối với sản phẩm mạch nha, protein lúa mì thủy phân trong nước tương. Mạch nha có thể được lấy từ lúa mạch, một loại ngũ cốc chứa gluten.

    Để bảo vệ bản thân và gia đình, người tiêu dùng nên làm quen với các quy tắc và quy định thực tế. Biết mạch nha làm từ lúa mạch và nước tương lấy từ lúa mì có thể giúp mọi người cân nhắc kĩ hơn trước khi chọn sản phẩm đó. Ngoài ra, hãy theo dõi các trang web vận động người tiêu dùng như Cơ quan giám sát không có gluten để cập nhật các sản phẩm an toàn nhất.

    Hải sản bị dán nhãn sai


    Hải sản là loại thực phẩm bị dán sai nhãn phổi biển nhất, đặc biệt là các sản phẩm cá.

    Việc dán nhãn sai xảy ra phổ biến nhất ở các loại hải sản. Nhiều loại hải sản giá rẻ, nuôi nhân tạo đã được thay thế nhãn hiệu của loại sản phẩm đắt tiền và được khai thác trong tự nhiên. Bất cứ khi nào có thể, hãy mua cá đánh bắt tại địa phương để đảm bảo. Cá tra châu Á có thể được dán nhãn thành cá bơn hoặc cá mú và cá hồi nuôi có thể được ghi là cá đánh bắt tự nhiên. Vì hơn 90% hải sản ở Hoa Kỳ đều được nhập khẩu nên khó có thể biết chính xác loại cá đó là gì. Người tiêu dùng nên hỏi kĩ càng nơi, thời gian và cách thức đánh bắt ngay tại cửa hàng hải sản. Nếu giá cả quá rẻ, người tiêu dùng nên cẩn thận, Hellberg nói. Cách tốt nhất là hãy mua hải sản nguyên con hoặc tại địa phương, và tránh đồ nhập khẩu.

    Nhãn dán gây nhầm lẫn

    Đây cũng là trường hợp dán nhãn sai khá phổ biến. Ví dụ như, các thông tin trên bao bì cần hiển thị tổng lượng đường thì nhà sản xuất có thể giảm lượng đường và thêm chất làm ngọt ít hoặc không có calo (như stevia, erythitol hoặc allulose). Điều này có vẻ như làm cho sản phẩm trở nên lành mạnh hơn nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất thay thế đường không phải lúc nào cũng tốt cho sức khoẻ. Chúng có thể khiến người dùng tăng cảm giác thèm đồ ngọt.

    Những thực phẩm không đường thực tế vẫn có thể được bổ sung các loại đường tự nhiên. Tương tự như vậy, một sản phẩm ít natri không có nghĩa là nó thực sự như vậy. Một loại thực phẩm ít đường cần phải có ít hơn 25% so với phiên bản thông thường của nó. Vì vậy, hãy tìm kiếm tất cả các loại đường hiện tại, cho dù là tự nhiên hay được thêm vào.

    Các sản phẩm tốt cho sức khỏe sẽ ngày càng được chú trọng và sớm được ra mắt trong tương lai, vì FDA có kế hoạch hợp tác với các nhà sản xuất trong vòng 5-10 năm tới để giúp ngành công nghiệp thực phẩm tạo ra các sản phẩm với mức natri thấp. Nhưng ngay từ bây giờ, người tiêu dùng nên cẩn trọng để có thể đưa ra lựa chọn lành mạnh nhất cho sức khoẻ.

    Hương Giang (theo: huffpost)
    http://vietq.vn/cach-de-phong-nhung-thong-tin-sai-lech-tren-bao-bi-thuc-pham-d174293.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img