23 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng Một 2, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCảnh báo ngộ độc mật cá, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng...

    Cảnh báo ngộ độc mật cá, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ

    Date:

    Related stories

    Một chàng trai suýt mất mạng vì ăn mật cá chép sống, thứ được nhiều người coi là “đại bổ” nhưng lại chứa chất độc nguy hiểm hơn cả thạch tín.

    Bên trong các loại mật cá thuộc họ cá chép như cá mè, cá trôi, cá trắm, kể cả các loại cá tầm đều chứa một loại độc tố nguy hiểm. Tên khoa học của loại độc tố này là 5α-cyprinol, đây là hợp chất alcohol độc của mật với 5 nhóm hydroxyl trong phân tử, bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên kể cả khi nấu chín ăn vào vẫn sẽ gây ngộ độc.

    Chất độc này gây tổn thương, viêm, loét đường tiêu hóa, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Sau đó nhanh chóng làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan… “Nhiều bệnh nhân khi trúng độc cần phải điều trị tích cực như lọc máu và nằm viện nhiều ngày với chi phí điều trị tốn kém, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất cao”, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay.


    Mật cá chứa độc tố nguy hiểm dù được nấu chín. (Ảnh minh họa).

    Tại Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai (Hà Nội) từng tiếp nhận một số ca ngộ độc nặng sau khi ăn mật cá trắm để bồi bổ sức khỏe. TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, các ca ngộ độc do ăn mật cá trắm đều nhầm tưởng mật cá trắm rất tốt cho sức khỏe hoặc có tác dụng chữa bệnh, BN thường sử dụng theo cách nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với mật ong.

    Theo Cục An toàn thực phẩm, độc tố chính trong mật cá gây tổn thương gan, thận. Chất này có thể gây tử vong do người ngộ độc bị phù phổi cấp, phù não do vô niệu, ứ nước; tổn thương ống thận, tổn thương gan.

    Mức độ gây ảnh hưởng của mật cá tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Mật cá trắm từ 3 kg trở lên thì chắc chắn gây ngộ độc, gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau 2 ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Độc tố trong mật cá bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên vẫn gây ngộ độc. Hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc ăn mật cá (trôi, trắm) có tác dụng chữa bệnh.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/ngo-doc-mat-ca-nguy-co-gay-anh-huong-nghiem-trong-toi-tinh-mang-d229144.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img