19 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 24, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCảnh báo khí methane độc hại từ các bãi rác thải

    Cảnh báo khí methane độc hại từ các bãi rác thải

    Date:

    Related stories

    Theo các nhà nghiên cứu tại Hà Lan, hiện nay các bãi rác đang phát thải nhiều khí methane độc hại hơn so với tính toán trước đây của giới khoa học.

    Đây là kết luận được rút ra từ nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Advances mới đây. Nghiên cứu được tiến hành nhằm hỗ trợ nỗ lực của các chính phủ trong việc hạn chế sự ấm lên toàn cầu, thông qua cách xác định các vấn đề lớn nhất cần được chú trọng.

    Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu vệ tinh từ 4 thành phố lớn trên thế giới, bao gồm thủ đô Delhi và thành phố Mumbai (Ấn Độ), thành phố Lahore (Pakistan) và thủ đô Buenos Aires (Argentina). Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, lượng khí thải từ các bãi rác trong năm 2018 và 2019 cao hơn ước tính trước đó từ 1,4 – 2,6 lần.

    Chất thải hữu cơ như thực phẩm, gỗ hoặc giấy khi bị phân hủy sẽ phát thải khí methane vào không khí. Khí methane có khả năng làm Trái Đất ấm lên cao hơn nhiều lần so với khí CO2. Tuy methane chỉ chiếm khoảng 11% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tồn tại khoảng chục năm trong không khí, nhưng lại giữ nhiệt trong khí quyển nhiều hơn 80 lần so với khí CO2. Các nhà khoa học ước tính rằng ít nhất 25% mức độ ấm lên toàn cầu ngày nay là do tác động của khí methane phát thải trong sinh hoạt của con người.


    Bãi rác đang phát thải nhiều khí methane độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Ảnh minh họa

    Tác giả của nghiên cứu, đồng thời là chuyên gia về khí quyển tại Viện Nghiên cứu Không gian Hà Lan, ông Joannes Maasakkers cho biết, đây là lần đầu tiên các hình ảnh vệ tinh chất lượng cao được sử dụng để quan sát các bãi rác và giúp tính toán lượng khí thải methane. Theo ông Maasakkers, các bãi rác này khá nhỏ nếu so sánh với diện tích của thành phố, nhưng lại là nguồn phát thải khí độc hại lớn đối với mỗi khu vực nhất định.

    Sử dụng dữ liệu vệ tinh để đo lường khí thải vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới, song đang dần trở nên phổ biến hơn khi nhu cầu theo dõi khí thải gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều tổ chức độc lập theo dõi lượng khí nhà kính và xác định các chất phát thải lớn, trái ngược với trước đây khi dữ liệu của chính phủ là nguồn thông tin duy nhất.

    Các chuyên gia khoa học cho rằng kết quả nghiên cứu mới cho thấy độ cấp thiết trong quy trình quản lý các bãi rác, đặc biệt tại những quốc gia có truyền thống đốt các loại rác thải.

    Khí methane (metan) hay còn có tên gọi khác là khí bùn ao, được kí hiệu là CH4 trong hóa học. Là một hidrocacbon nằm trong dãy đồng đẳng akan. Chúng là thành phần chính của khí dầu mỏ, có trong tự nhiên khá nhiều. Metan được tạo ra trong quá trình chế biến, chưng cất hay sản xuất khí dầu mỏ. Chính vì vậy nó cũng xuất hiện trong gia đình vì nó có trong các bình gas. Meta là chất khí không màu không mùi, không vị. Chúng rất độc và dễ bắt cháy, tạo ra lửa màu xanh.

    Một điểm đặc biệt lưu ý là methane có nhiều ở trong những hang động, đá giếng sâu. Vì thế tuyệt đối không tự ý đi xuống dưới giếng, hố sâu khi không được chuẩn bị kĩ càng. Muốn xuống giếng sâu phải mang đồ bảo hộ và mặt nạ chống độc. Đặc biệt hơn tuyệt đối không được mang theo bất cứ vật dụng, vật liệu nào dù kích nổ, bắt cháy ở mức độ nào. Chỉ cần sử dụng một ngọn lửa rất nhỏ nhưng trong môi trường chứa nhiều methane cũng gây cháy lớn, phát nổ và chết người.

    Khí methane tuy không độc trực tiếp nhưng cũng gây nguy hiểm cho con người như: dễ bắt cháy gây nổ, tích tụ quá nhiều sẽ gây ngạt thở, đồng thời còn có khả năng gây nhiễm độc khí CO. Methane còn là một trong những chất tạo nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu. Nó có ở trong khí quyển Trái Đất nhưng không đáng kể. Mật độ Metan còn thay đổi theo mùa, tuy nhiên hiện nay nó vẫn đang có chiều hướng tăng.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/canh-bao-khi-methane-doc-hai-tu-cac-bai-rac-sang-21-d203242.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img