24 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 24, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCần tránh "3 không" khi sử dụng mì ăn liền để tốt...

    Cần tránh “3 không” khi sử dụng mì ăn liền để tốt cho sức khỏe

    Date:

    Related stories

    Mì ăn liền là món ăn nhanh, tiện lợi thông dụng được nhiều người yêu thích tuy nhiên theo một số nghiên cứu cho thấy khi ăn mì tôm nên lưu ý để tránh những tác hại không mong muốn cho sức khỏe.

    Mì ăn liền là một loại thực phẩm thường được chế biến đóng gói sẵn theo khẩu phần ăn. Hiện này để nâng cao tính tiện lợi, mì ăn liền đã được nhà sản xuất đóng trong các cốc hay bát ăn một lần có kèm thìa đũa để người tiêu thụ dễ dàng sử dụng.

    Mì ăn liền được làm từ bột mì, muối, dầu cọ kéo thời sợi rồi hấp chín sấy khô đóng gói kèm gói gia vị. Khi sử dụng người dùng chỉ cần ngâm miếng mì sấy khô cùng các nguyên liệu gia vị đi kèm trong nước nóng chờ 2-3 phút là ăn được. Những thương hiệu mì ăn liền đã tồn tại và phát triển từ lâu đến nay vẫn luôn cung cấp những sản phẩm mì với nhiều hương vị giúp cho khách hàng hài lòng và ngon miệng.

    Mì ăn liền thường có giá khá rẻ và chỉ mất vài phút để chế biến nhưng loại thực phẩm này không chứa đa dạng chất dinh dưỡng như mì tươi. Ngoài ra, mì ăn liền còn chứa nhiều muối và các chất không tốt cho sức khỏe. Do đó khi sử dụng sản phẩm này người tiêu dùng nên lưu ý.


    Không nên sử dụng mì ăn liền vào buổi tối hay ăn sống vì có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Không ăn hằng ngày

    Theo Healthline, thỉnh thoảng tiêu thụ mì ăn liền không gây hại cho sức khỏe, nhưng việc ăn thường xuyên có một số tác động xấu. Nghiên cứu trên 6.440 người trưởng thành ở Hàn Quốc cho thấy nhóm hay dùng mì ăn liền thu nạp lượng protein, phốt pho, canxi, sắt, kali và các loại vitamin thấp hơn người bình thường.

    Thêm vào đó, những người hay dùng mì ăn liền cũng tiêu thụ ít rau, trái cây, các loại hạt, thịt và cá. Họ dễ tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, mỡ bụng dư thừa, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao.

    Ngoài ra, mì ăn liền thường có rất nhiều muối. Một gói mì chứa 1,76g natri tương đương 88% lượng khuyến nghị 2g của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Natri (thành phần chính trong muối) là khoáng chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, hấp thụ quá mức natri có liên quan đến tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ. Ở một số người nhạy cảm, chế độ ăn nhiều natri có thể làm tăng huyết áp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim và thận.

    Không ăn mì tôm sống

    Một số người đặc biệt là trẻ em có sở thích ăn mì tôm sống, thậm chí trộn thêm gia vị cho đậm đà. Theo Tribune Online (Mỹ), tiêu thụ mì sống khiến hệ tiêu hóa khó phân hủy thức ăn thành từng phần để tiêu hóa dễ dàng, dẫn tới chứng khó tiêu. Tình trạng này kéo dài có khả năng gây đau bụng khi ruột không thể bài tiết chất thải.

    Hàm lượng cao muối, chất bảo quản trong mì không có lợi cho cơ thể khi ăn ở dạng thô, hấp thụ nhiều có nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường. Khi nấu chín, hàm lượng các chất trên có thể giảm bớt. Ăn mì sống cũng có hại cho sức khỏe tim mạch. Chất béo, muối trong mì có thể làm tắc nghẽn dòng máu chảy đến tim. Điều này khiến người ăn dễ mắc các bệnh tim khác nhau.

    Không ăn trước khi đi ngủ

    Theo Lancashire Times, giống như tất cả các loại thực phẩm siêu chế biến, mì ăn liền có liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém hơn, khó ngủ, thời gian ngủ ngắn hơn. Mặc dù loại mì này có thể cung cấp sắt, vitamin B và mangan nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng. Thêm vào đó, lượng muối trong mì có thể khiến người ăn rơi vào tình trạng khát nước, mệt mỏi ban đêm.

    Nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu

    Theo Bệnh viện Vinmec, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mì ăn liền ra khỏi thực đơn ăn uống nhưng có cách để giảm thiểu tối đa tác động không tốt đến sức khỏe. Do đó việc lựa chọn các thương hiệu uy tín chất lượng sẽ giúp cho chất lượng của mỗi gói mì được nâng cao và tốt hơn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

    Khi ăn có thể ăn mì gói trộn chung một số thực phẩm thường ngày để hỗ trợ bổ sung thêm nhiều nhóm dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể được cân bằng. Ngoài ra khi lựa chọn mỳ hãy chú ý mua những loại mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt để tăng lượng chất xơ cho cơ thể vào tạo cảm giác no lâu khi sử dụng. Natri thấp cũng là một tiêu chuẩn để lựa chọn mì ăn liền không hại sức khỏe.

    Mì ăn liền Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tại EU

    Theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EU, việc mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU là kết quả của nỗ lực không ngừng nghỉ của Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm mì ăn liền xuất khẩu sang EU. Đây cũng là bước tiến quan trọng, giúp mỳ ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU, vốn có tiềm năng rất lớn với hơn 450 triệu dân và là minh chứng cho sự nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm nông sản.

    Việc EU điều chỉnh quy định kiểm tra đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam là một tín hiệu tích cực cho thấy sự tin tưởng của EU vào chất lượng và an toàn thực phẩm của Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường EU.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/su-dung-mi-an-lien-nen-luu-y-can-tranh-3-khong-de-tot-cho-suc-khoe-d224673.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img