21 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 25, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCần bảo vệ trẻ em khỏi những thông tin xấu độc trên...

    Cần bảo vệ trẻ em khỏi những thông tin xấu độc trên không gian mạng

    Date:

    Related stories

    Để phòng ngừa lừa đảo, dụ dỗ trẻ thông qua thông tin cá nhân của trẻ bị lộ, lọt, điều quan trọng nhất chính là sự quan tâm thực sự của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Bản thân cha mẹ cũng phải trang bị những “kỹ năng số” để bảo vệ trẻ em.

    Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố 7 vi phạm của ứng dụng Tiktok, đặc biệt là nội dung xấu độc, gây hại cho trẻ em, trong đó đã buộc mạng xã hội này phải xóa các tài khoản trẻ của em dưới 13 tuổi. Tuy nhiên trên thực tế, việc cấm nền tảng này, những người sáng tạo nội dung ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trẻ lại chuyển qua nền tảng khác bởi lợi nhuận lớn thu được từ những lượt tương tác của khán giả nhỏ là rất lớn.

    Khảo sát của tổ chức UNICEF mới đây cho thấy, 82% trẻ em Việt Nam từ 12-13 tuổi đã sử dụng internet hàng ngày, con số này ở lứa tuổi 14-15 là 93%.

    Tần suất sử dụng thiết bị điện tử ngày càng nhiều, nhưng chế tài ngăn chặn nội dung xấu độc thường có độ trễ so với thực tế. Đơn cử như thể loại phim ngắn phản cảm vẫn xuất hiện dày đặc, có đến hàng triệu lượt xem, nhưng chưa hề bị xử lí. Thậm chí có những sản phẩm dán nhãn dành cho trẻ em nhưng toàn nội dung kinh dị. Trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức chính là mỏ vàng đem lại lượt tương tác cao cho đối tượng sản xuất nội dung xấu độc.

    Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng kèm theo những rủi ro cho trẻ em, nhất là trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số như hiện nay. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau như (học tập; xem phim; sử dụng mạng xã hội, theo dõi các nhân vật của công chúng; tìm kiếm thông tin; trò chuyện với bạn bè, người thân…). Việc này cũng khiến trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn.


    Trẻ bị xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém ngoài đời thực. Ảnh minh họa

    Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, chuyên gia Chương trình bảo vệ trẻ em của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trẻ em phải đối mặt với rủi ro khắc nhau và các hình thức gây hại mới trong không gian mạng. Lấy vấn đề bắt nạt làm ví dụ, ông Nguyễn Ngọc Anh chỉ rõ, ngoài đời khi bị bắt nạt, thủ phạm thường là một kẻ mạnh hơn và có thể đi kèm với bạo lực thân thể. Tuy nhiên, trên mạng trẻ em có thể bị dân cư mạng chễ giễu, cợt nhả, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý, thậm chí công kích, đe doạ, làm mất mặt…

    “Trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi trực tuyến này,” ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh. Về xử lý các vụ xâm hại trẻ em trên mạng, Thượng úy Lê Nhật Thịnh, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết, trong quý 1 vừa qua, công an các địa phương đã phối hợp điều tra, xác minh xử lý 135 vụ việc các đối tượng có hành vi thông qua môi trường mạng thực hiện các hành vi xâm hại trẻ em. Trong đó, có 116 vụ việc…. xâm hại tình dục trẻ em; có 13 vụ trẻ em bị phát tán các thông tin xâm hại về đời sống riêng tư, các thông tin bị làm nhục, thông tin bị xúc phạm nhân phẩm, danh dự lên mạng… A05 hiện đang yêu cầu ngăn chặn 10.000 trang mạng có nội dung đồi trụy, độc hại đối với trẻ em… Công an các địa phương cũng đã triệt phá các đường dây mà trẻ em bị mua bán qua bán thông qua hình thức nhận con nuôi hay mang thai hộ.

    Trẻ bị xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh được phát tán trên môi trường mạng có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ em. Theo đại diện Cục An toàn thông tin, trẻ em cần một công cụ mạnh mẽ, hiệu quả chặn lọc nội dung trên mạng, giúp các em không bị “phơi nhiễm” trước thông tin xấu, độc. “Các công cụ hiện tại chỉ giới hạn trong xử lí hình ảnh và văn bản, còn việc xử lỹ video đòi hỏi công nghệ phức tạp, hầu như không có công cụ chặn lọc nào. Vì vậy, phụ huynh cần cân nhắc cho trẻ xem video từ trên mạng, đồng thời sử dụng công cụ chọn lọc nội dung để bảo vệ tối đa trẻ trên môi trường mạng,” bà Đinh Thị Như Hoa,Trưởng phòng, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cảnh báo.

    Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) nhấn mạnh về giải pháp tạo “vaccine số” để bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng; hoan nghênh những sáng kiến phần mềm để chặn, lọc, gỡ bỏ, giám sát trẻ em sử dụng internet trong gia đình, trường học. Để quản lý chặt chẽ hơn, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ giới hạn thời gian truy cập, sử dụng Tiktok với người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bên cạnh sự vào cuộc quản lí của nhà nước rất cần sự phối hợp dạy dỗ của cha mẹ. Môi trường gia đình là nền tảng, định hình sự phát triển nhân cách của trẻ.

    Khánh Mai
    https://vietq.vn/can-bao-ve-tre-em-khoi-nhung-thong-tin-xau-doc-tren-khong-gian-mang-d214846.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img