24 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCách phòng tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái trên...

    Cách phòng tránh tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử thường đăng bán các sản phẩm có mức giá rẻ hơn giá niêm yết từ 3-4 lần kèm thêm thông tin như “giảm giá sốc”, “thanh lý xả kho”. Hình ảnh và thông tin sản phẩm được đưa lên là thật nhưng lại giao hàng giả, hàng nhái, khiến người tiêu dùng khó nhận biết được hàng hóa thật – giả.

    Theo thống kê từ Bộ Công thương, năm 2022, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hiện và gỡ bỏ gần 2.000 gian hàng trên mạng với gần 6.500 sản phẩm vi phạm, chặn 5 website có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Những đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử sẽ đăng bán các sản phẩm có mức giá rẻ hơn giá niêm yết từ 3 – 4 lần kèm thêm thông tin như “giảm giá sốc”, “thanh lý xả kho”. Hình ảnh và thông tin sản phẩm được đưa lên là thật nhưng lại giao hàng giả, hàng nhái, khiến người tiêu dùng khó nhận biết được hàng hóa thật – giả.

    Bên cạnh đó, kẻ lừa đảo có thể khởi tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử và chỉ chạy trong một đợt, sau đó có những chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng… Khi hết chương trình, chúng đóng gian hàng, xóa hết hình ảnh, thông tin sau đó biến mất. Không chỉ lừa đảo người mua, các đối tượng trên còn lợi dụng lừa đảo cả đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng như sàn thương mại điện tử và đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát hàng hóa.


    Các đối tượng kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử thường đăng bán các sản phẩm có mức giá rẻ hơn giá niêm yết từ 3-4 lần. Ảnh minh họa

    Các đối tượng sẽ tạo đơn vận chuyển đến người mua, thông qua các công ty logistics và hẹn giờ trả hàng vào khung giờ nhập nhoạng tối khiến khách hàng khó nhận diện hàng giả, hàng nhái hoặc trả hàng vào giờ cao điểm – khách chỉ có thể nhận hàng và thanh toán vội vàng. Bằng cách này, người mua khi phát hiện cũng khó có thể liên hệ với các sàn thương mại điện tử để xử lý. Rao bán hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử là một vấn đề nhức nhối, không chỉ ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, thương hiệu, lợi ích của doanh nghiệp, gây thất thu thuế của nhà nước mà còn trực tiếp xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

    Dấu hiệu nhận biết các hoạt động thương mại điện tử rao bán hàng giả, hàng nhái

    Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, dấu hiệu nhận biết các hoạt động thương mại điện tử rao bán hàng giả, hàng nhái trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử có thể bao gồm:

    Giá quá rẻ: Sản phẩm được rao bán với giá cực kỳ hấp dẫn, thường rẻ hơn rất nhiều so với giá thị trường. Đây có thể là dấu hiệu của hàng giả, hàng nhái hoặc gian lận.

    Thiếu thông tin sản phẩm: Người bán không cung cấp đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, như thông số kỹ thuật, nguồn gốc, chất lượng, thông tin về nhà cung cấp và bảo hành.

    Số lượng giới hạn và áp lực mua hàng: Người bán áp đặt áp lực mua hàng nhanh chóng bằng cách khuyến khích mua hàng ngay lập tức với lý do rằng hàng chỉ có số lượng giới hạn hoặc đang có nguy cơ hết hàng.

    Đánh giá và nhận xét không tự nhiên: Sản phẩm nhận được đánh giá và nhận xét tích cực một cách quá mức, không tự nhiên hoặc không có đáng tin cậy. Đây có thể là một chiêu trò để tạo lòng tin và thuyết phục người mua.

    Phương thức thanh toán không an toàn: Người bán yêu cầu thanh toán bằng các phương thức không an toàn, chẳng hạn như chuyển khoản trực tiếp qua ngân hàng, thanh toán bằng ví điện tử không rõ nguồn gốc, hoặc yêu cầu cung cấp thông tin thẻ tín dụng một cách đáng ngờ.

    Tài khoản người bán không đáng tin: Kiểm tra tài khoản của người bán trên mạng xã hội hoặc sàn thương mại điện tử. Nếu tài khoản không đáng tin, với ít hoặc không có thông tin cá nhân, hoạt động mới hoặc không có đánh giá, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy người bán không đáng tin cậy.

    Thiếu thông tin liên hệ và địa chỉ: Người bán không cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng, như địa chỉ, số điện thoại hoặc email. Điều này khiến việc theo dõi và giải quyết các vấn đề liên quan trở nên khó khăn.

    Thiếu uy tín và phản hồi tiêu cực: Người bán có lịch sử phản hồi tiêu cực, có nhiều khiếu nại từ người mua trước đó hoặc không có đủ đánh giá và phản hồi từ khách hàng.

    Biện pháp phòng tránh bị lừa đảo khi mua hàng trực tuyến

    Để phòng chống và tránh bị lừa đảo khi mua hàng trực tuyến, Cục An toàn thông tin cho rằng, người dân hãy áp dụng các biện pháp sau:

    Nghiên cứu và đánh giá nguồn gốc người bán: Kiểm tra thông tin về người bán, bao gồm địa chỉ, số điện thoại và nhận xét từ người mua khác trên các trang web đáng tin cậy.

    Kiểm tra thông tin sản phẩm: Đảm bảo bạn có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác.

    Tìm hiểu về chính sách bảo hành và hoàn tiền: Đảm bảo bạn hiểu rõ chính sách bảo hành và hoàn tiền của người bán, và có thể liên hệ với họ nếu cần thiết.

    Tìm hiểu ý kiến và đánh giá: Hãy tìm hiểu ý kiến và đánh giá từ người mua khác về người bán và sản phẩm để có cái nhìn tổng quan.

    Bên cạnh đó, người dân hãy luôn cảnh giác và nghĩ kỹ trước khi thao tác mua hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các biện pháp bảo vệ thông tin và quyền lợi cá nhân trên báo chí và các website chính thống.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/dau-hieu-nhan-biet-va-cach-phong-tranh-tinh-trang-mua-phai-hang-gia-hang-nhai-tren-san-thuong-mai-dien-tu-d212516.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img