Nhiệt độ sưởi ấm phải hợp lý, đảm bảo đối lưu không khí, tránh hướng gió thổi trực tiếp vào người hay chỗ nằm ngủ… đó là những lưu ý được chuyên gia Công ty Điện lạnh Quang Trung đưa ra khi các hộ gia đình sử dụng tính năng sưởi ấm của máy điều hòa trong mùa đông.

Chuyên gia của Công ty Điện lạnh Quang Trung cho biết, người tiêu dùng vẫn cho rằng việc dùng điều hòa sưởi ấm trong những ngày giá lạnh sẽ tốn nhiều điện năng tiêu thụ hơn việc dùng điều hòa để làm lạnh.

Nhưng về nguyên tác hoạt động của máy điều hòa 2 chiều (chiều lạnh và chiều nóng) khi sử dụng thì công suất hệ thống là không đổi cho cả hai trường hợp. Cho nên khi máy hoạt động tại chế độ sưởi ấm và theo cơ chế hoạt động thì vai trò của dàn máy trong nhà và dàn máy ngoài trời sẽ hoán đổi cho nhau, lúc này máy sẽ tiêu hao một phần điện năng nhỏ để cấp điện cho van đảo chiều trong suốt quá trình hệ thống chạy sưởi ấm. Do đó, điện năng tiêu thụ cho chế độ sưởi ấm có lớn hơn so với làm lạnh, nhưng không nhiều.

Nhưng về nguyên tác hoạt động của máy điều hòa 2 chiều (chiều lạnh và chiều nóng) khi sử dụng thì công suất hệ thống là không đổi cho cả hai trường hợp.

Chuyên gia Công ty Điện lạnh Quang Trung cũng chia sẻ “bí quyết” để sử dụng máy điều hòa sưởi ấm hiệu quả, an toàn cũng như tiết kiệm điện, cần lưu ý những điểm sau:

Những điều nên lưu ý khi sử dụng điều hòa để sưởi ấm: 

Để nhiệt độ sưởi ấm trong phòng hợp lý (khoảng từ 22 – 25 độ C).

Để nhiệt độ từ 26 – 28 độ C khi trong phòng có trẻ nhỏ.

Lựa chọn máy điều hòa phù hợp với dung tích và phòng sử dụng (Máy 1HP tương ứng phòng 36m2).

Định kỳ vệ sinh máy lạnh (2 tháng hoặc 4 tháng) để làm sạch dàn trao đổi nhiệt giúp hiệu quả sưởi ấm tốt hơn.

Kiểm tra và nạp gas đầy đủ cho hệ thống vì thiếu gas là nguyên nhân trực tiếp và lớn nhất dẫn đến hiệu quả sưởi ấm cũng như làm lạnh kém.

Nên kiểm tra thường xuyên quạt đảo gió, đảm bảo luôn làm việc liên tục dù làm lạnh hay sưởi ấm để đối lưu không khí tốt hơn.

Những điều cần hạn chế:

Hạn chế mở cửa để tránh thất thoát hơi nóng ra ngoài hoặc hơi lạnh xâm nhập vào phòng (chỉ hạn chế chứ không phải không được mở).

Không nên điều chỉnh nhiệt độ quá cao. Mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời cao nhất 10 độ. Nếu không dễ dẫn đến tình trạng nóng – lạnh đột ngột, gây cảm và các bệnh hô hấp, huyết áp.

Chỉnh nhiệt độ quá thấp. Để hướng gió thổi trực tiếp vào người hay chỗ nằm ngủ.

Theo tietkiemnangluong.vn