24 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCác loại thực phẩm không ngọt nhưng vẫn gây tiểu đường

    Các loại thực phẩm không ngọt nhưng vẫn gây tiểu đường

    Date:

    Related stories

    Mặc dù rất cẩn trọng và kiêng khem nhưng vẫn có những sản phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường không ngờ tới.

    Không ít người cho rằng chỉ khi ăn đồ ăn có vị ngọt, có nhiều đường mới gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tiểu đường. Thực chất điều này là sai. Rất nhiều loại thực phẩm không ngọt nhưng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

    Cơm trắng và các thực phẩm giàu tinh bột

    Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả là các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Tinh bột tạo thành từ sự kết hợp của nhiều phân tử đường và chúng được gọi là carbohydrate phức tạp. Đặc biệt, các loại tinh bột tinh chế càng khiến dễ bị tiểu đường hơn. Phổ biến như bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng và bất cứ thứ gì làm bằng bột mì trắng như bún, miến, bánh bao…

    Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng tới kiểm soát lượng đường trong máu. Khi ăn các loại thực phẩm này, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, sản xuất insulin ở tuyến tụy và việc hấp thụ đường sẽ giảm làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.

    Điều này thực sự gây khó khăn cho người tiểu đường vì tinh bột là nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người Việt Nam. Do vậy chúng ta nên thay thế bằng thực phẩm tinh bột khác nhưng tốt cho sức khỏe hơn như gạo lứt, các loại lúa mì nguyên cám, ngô, khoai lang…

    Củ sen

    Củ sen có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong củ sen có 70% là tinh bột. Vì vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn củ sen.

    Trái cây sấy khô

    Trái cây sấy khô là tên gọi chung cho các loại trái cây sấy như: xoài sấy, mít sấy, sầu riêng sấy, nho khô, gừng sấy… Trái cây sấy khô hay trái cây sấy dẻo rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxi hóa. Tuy nhiên, trong quá trình sấy khô, đường tự nhiên trong trái cây bị biến đổi và không hoàn toàn tốt với sức khỏe. Chính vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường nên tránh ăn trái cây sấy khô để hạn chế tăng đường huyết.

    Các loại thịt

    Các loại thịt là nguồn cung cấp dồi dào chất béo bão hòa – một loại chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Theo khuyến cáo từ Hiệp hội Tiểu đường của Mỹ, con người nên hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa, không để hàm lượng này vượt quá 7% tổng số calo tiêu thụ hàng ngày. Bởi chất béo bão hòa là một trong những yếu tố quan trọng gây bệnh tiểu đường.

    Thực phẩm chế biến sẵn

    Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn trên thị trường có thể đánh lừa vị giác của chúng ta, khiến chúng ta không nhận rõ được vị ngọt của đồ ăn. Nhưng hầu hết các thực phẩm này đều chứa rất nhiều đường.

    Mặc dù cuộc sống bận rộn nhưng sức khỏe cần đặt lên hàng đầu. Hãy dành thời gian tự nấu nướng mỗi ngày để đảm bảo nguyên liệu và gia vị mà chúng ta ăn lành mạnh, tốt cho sức khỏe.

    Thu Phương (T/h)
    https://vietq.vn/cac-loai-thuc-pham-khong-ngot-nhung-van-gay-tieu-duong-d193404.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img