31 C
Hanoi
Thứ Sáu, Tháng 4 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCác chuyên gia khuyến cáo sử dụng đồ uống có đường tăng...

    Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng đồ uống có đường tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa

    Date:

    Related stories

    Theo số liệu của Bộ Y tế, lượng tiêu thụ đường ở nước ta tăng lên gấp 7 lần trong 15 năm qua. Đường sử dụng trong các sản phẩm đồ uống công nghiệp hiện nay thường gây nghiện thậm chí còn gia tăng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng.

    Một nghiên cứu mới từ Viện Nghiên cứu Cơ bản Tata (TIFR) của Ấn Độ đã cho thấy, việc tiêu thụ đồ uống có đường không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường mà còn dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng.

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình tiền lâm sàng trên chuột có mô phỏng chặt chẽ thói quen tiêu thụ của con ngườ cho thấy việc tiêu thụ nước đường sucrose (10%) trong thời gian dài có thể làm thay đổi các quá trình sinh lý, phân tử và chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, từ đó thúc đẩy sự khởi phát của các bệnh như tiểu đường và béo phì.

    Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết quan trọng về cách thức tiêu thụ đồ uống có đường kéo dài, ngay cả ở mức độ phổ biến đối với con người, có thể làm rối loạn các quá trình sinh lý trong cơ thể. Điểm đặc biệt của nghiên cứu là sự tích hợp các cơ chế phân tử đặc trưng cho từng cơ quan, mang đến một cái nhìn toàn diện về tác động của đồ uống có đường vào sự phát triển của béo phì, tiểu đường và các rối loạn chuyển hóa khác.

    Dữ liệu từ Liên Hợp quốc và Cơ sở Dữ liệu Dinh dưỡng Toàn cầu, cùng với các nghiên cứu trên quy mô dân số do các tổ chức như NHS, NIH và nhiều tổ chức khác thực hiện, đã chỉ ra sự gia tăng đáng báo động trong việc tiêu thụ đồ uống có đường trên toàn cầu, bao gồm cả Ấn Độ. Chính vì vậy, những phát hiện từ nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rối loạn chuyển hóa do tiêu thụ đồ uống có đường quá mức.


    Đồ uống có đường gây ra tình trạng chuyển hóa nghiêm trọng cần tránh lạm dụng. Ảnh minh họa

    Các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình thí nghiệm trên chuột, trong đó chuột được cho uống nước sucrose 10%, tương tự như chế độ tiêu thụ đồ uống có đường ở con người. Sau đó, họ tiến hành phân tích chi tiết các phản ứng phân tử, tế bào và chuyển hóa trong nhiều mô khác nhau, bao gồm gan, cơ và ruột non, dưới cả hai trạng thái ăn no và nhịn đói. Nghiên cứu đã cho thấy nhiều phát hiện quan trọng như:

    Nghiên cứu phát hiện rằng ruột non đóng vai trò quan trọng trong sự mất cân bằng đường huyết toàn thân. Việc tiêu thụ quá nhiều sucrose dẫn đến một dạng “nghiện phân tử” trong niêm mạc ruột, khiến cơ thể hấp thụ glucose (đường hexose) quá mức so với các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như axit amin và chất béo. Sự mất cân đối trong hấp thụ chất dinh dưỡng này gây rối loạn chuyển hóa năng lượng, đồng thời làm trầm trọng thêm sự suy giảm chức năng của gan và cơ bắp.

    Liên quan tới tình trạng sử dụng đồ uống có đường TS.BS Bùi Thị Mai Hương, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, kết quả nghiên cứu trên gần 2000 người về thói quen sử dụng nước ngọt có gas cho thấy, trên 57% có thói quen uống nước ngọt có gas. Trong đó, 13% nam giới được hỏi và có uống nước ngọt có gas cho biết, mỗi ngày gần 16% uống 5-6 lần/tuần, gần 29% uống 3-4 lần/tuần. Ở nữ giới, tỉ lệ tuy có thấp hơn nhưng cũng có đến hơn 10% uống mỗi ngày.

    Theo báo cáo của tổ chức WHO năm 2023, đường tự do (đường tự nhiên) góp phần vào mật độ năng lượng chung của chế độ ăn uống và lượng đường tự do cao hơn sẽ đe dọa chất lượng dinh dưỡng của chế độ ăn uống bằng cách cung cấp năng lượng đáng kể mà không có chất dinh dưỡng cụ thể, dẫn đến tăng cân không lành mạnh và tăng nguy cơ béo phì cũng như nhiều bệnh không lây nhiễm khác, đặc biệt là các bệnh về răng miêng- bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu.

    “Khi đường trong máu tăng, tuyến tụy giải phóng insulin, insulin đưa glucose vào các tế bào, gây tình trạng tích trữ chất béo. Insulin cũng tham gia ức chế quá trình đốt cháy chất béo và làm tăng đột biến kích thích tăng lượng thức ăn vào bữa ăn tiếp theo. Vì vậy, insulin gây bệnh tiểu đường, béo phì, dẫn đến bệnh tim, các vấn đề về khớp, huyết áp cao, hôn mê tăng đường huyết”, TS Mai Hương chia sẻ.

    Chuyên gia dinh dưỡng này cũng chỉ ra, chế độ ăn nhiều đường cũng có thể dẫn đến lượng glucose dư thừa trong não, ảnh hưởng đến trí nhớ cũng như các khiếm khuyết về nhận thức. Thậm chí, đường có hại cho não còn do ảnh hưởng đến một số chất dẫn truyền thần kinh, có thể dẫn đến nghiện đường. Sử dụng nhiều đường cũng là nguyên nhân gây bệnh mạn tính không lây.

    ‎Theo khuyến nghị sử dụng đường của tổ chức WHO, cả người lớn và trẻ em đều nên giảm lượng đường tự do hấp thụ xuống dưới 10% tổng lượng năng lượng hấp thụ. Trong đó, giảm lượng đường bằng cách giảm cho đường vào các đồ uống và thực phẩm bao gồm ngũ cốc, cà phê hoặc trà hoặc lựa chọn thực phẩm không đường, giảm đường để giảm dần lượng đường cho đến khi thích nghi.

    Người dân cũng có thể thay thế uống đường bằng nước lọc là tốt nhất hoặc thay thế bằng đồ uống ăn kiêng, trà đá không đường và các loại đồ uống không đường khác có hương vị cũng có thể là lựa chọn tốt hơn.

    Theo chuyên gia về dinh dưỡng của Tập đoàn TH, khi muốn sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng, người tiêu dùng cần so sánh nhãn thực phẩm và chọn các sản phẩm có lượng đường bổ sung thấp nhất. Trong đó, các sản phẩm từ sữa và trái cây sẽ chứa một số loại đường tự nhiên hoặc tăng cường thực phẩm bằng gia vị ấm thay vì tất cả lượng đường bổ sung, như dùng gừng, hạt tiêu Jamaica, quế hoặc hạt nhục đậu khấu.

    Đường sử dụng trong các sản phẩm đồ uống công nghiệp hiện nay thường gây nghiện, tức là đã uống thì sẽ có xu hướng sử dụng nhiều hơn trong các lần sau. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều đường hơn để tăng sự hấp dẫn với người tiêu dùng. Vì vậy, chúng ta cần thay đổi cách tiêu dùng, để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và gia đình.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/cac-chuyen-gia-khuyen-cao-su-dung-do-uong-co-duong-tung-nguy-co-roi-loan-chuyen-hoa-d232248.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img