22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBộ Y tế khuyến cáo: Không nên ăn gỏi cá sống vì...

    Bộ Y tế khuyến cáo: Không nên ăn gỏi cá sống vì dễ bị xơ gan, ung thư

    Date:

    Related stories

    Hiện nay, rất nhiều người thích ăn món gỏi cá, cá muối, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên ăn món này dễ dẫn đến xơ gan, ung thư biểu mô đường mật.

    Ăn gỏi cá dễ mắc bệnh sán lá gan

    Hiện nay, thói quen ăn gỏi cá, cá muối… khiến nhiều người nhiễm sán lá gan. Những trường hợp không điều trị có thể dẫn đến xơ gan, cổ trướng và bệnh có liên quan đến ung thư biểu mô đường mật gây tử vong.

    Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sán lá gan, không nên ăn gỏi cá và các loại thực phẩm chế biến từ cá chưa nấu chín. Không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước; định kỳ tẩy sán cho chó, mèo, lợn…

    Theo Bộ Y tế, bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan gây tổn thương đường mật, túi mật, các cơ quan khác với các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm.

    Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói… Mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm.


    Bộ Y tế cảnh báo không nên ăn gỏi cá. Ảnh minh họa

    Theo Bộ Y tế, tùy thuộc thời gian mắc bệnh và cường độ nhiễm cũng như các yếu tố ảnh hưởng mà biểu hiện lâm sàng điển hình hay không điển hình. Đa số trường hợp nhiễm bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc có một số triệu chứng như: Rối loạn tiêu hóa: phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch, ăn nhiều mỡ đau tăng lên; mệt mỏi, chán ăn, gầy sút; đau tức hạ sườn phải và vùng gan, xuất hiện khi lao động nặng, đi lại hoặc khi sức khỏe giảm sút.

    Đôi khi có cơn đau gan điển hình và kèm theo vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp bị sạm da; gan có thể sưng to dưới bờ sườn, mềm, mặt nhẵn và tiến triển chậm, lúc này có thể đau điểm túi mật.

    Các thể bệnh như sau: Ở thể nhẹ giai đoạn đầu, đa số không có triệu chứng điển hình, đôi khi có rối loạn tiêu hóa.

    Thể trung bình: Tương ứng giai đoạn toàn phát người bệnh xuất hiện các triệu chứng sau: Toàn thân mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, giảm cân. Thường đau ở vùng thượng vị, hạ sườn phải hoặc cả hai, đau tăng khi lao động nặng, đi lại, có thể có cơn đau gan điển hình, đau bụng có thể kèm theo tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa như phân sống, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch. Vàng da, nước tiểu vàng, xuất hiện từng đợt, một số trường hợp có sạm da. Khám gan to dưới bờ sườn, ấn mềm, lúc này có thể có điểm đau túi mật.

    Thể nặng: Giai đoạn cuối bệnh nhân càng ăn kém, gầy yếu, sụt cân, giảm sức lao động. Phần lớn người bị bệnh sán lá gan có xơ gan ở nhiều mức độ khác nhau do sán kích thích tăng sinh tổ chức xơ lan tỏa, đường mật dày lên, kém đàn hồi, có thể bị tắc. Những trường hợp không điều trị có thể dẫn đến xơ gan, cổ trướng và bệnh có liên quan đến ung thư biểu mô đường mật gây tử vong.

    Trong hướng dẫn này, Bộ Y tế cũng nêu ra trường hợp bệnh nghi ngờ là những người đã từng ăn gỏi cá, ăn cá sống, cá chưa nấu chín, cá muối, cá ướp giấm, cá khô, cá hun khói hoặc sống trong vùng có thói quen ăn gỏi cá… có triệu chứng lâm sàng nghĩ tới bệnh sán lá gan nhỏ.

    Ăn gỏi cá mắc bệnh giun rồng

    Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái mới đây cho biết, đơn vị này khám và ghi nhận 01 trường hợp nhiễm bệnh giun rồng. Bệnh nhân nam, 45 tuổi trú tại xã An Thịnh, huyện Văn Yên ở nhà làm ruộng. Qua khai thác tiền sử bệnh cho thấy, trước khi đến khám 10 ngày, người bệnh thấy tê buồn tại vùng 1/3 dưới mặt trong đùi trái, đến sáng ngày 1/11, tại vị trí này thấy nổi mụn nhỏ như mụn trứng cá, đầu trắng.

    Người bệnh cậy nặn ra một đầu trắng và kéo ra được 1 đoạn dài khoảng 10 cm thì đứt, thấy vậy bệnh nhân đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái khám. Bệnh nhân cho biết, “sở thích” của anh thích ăn gỏi cá, tiết canh, các món tái… nhiều năm nay không tẩy giun, sán.

    Thầy thuốc khám trực tiếp thấy tại vết thương có 1 phần giun đang thò ra ngoài khoảng 1 cm, các bác sĩ tiến hành kéo lấy giun ra ngoài. Trong quá trình thăm khám và hỏi bệnh, bác sĩ chẩn đoán nghi nhiễm giun rồng. Sau khám, sơ cứu vết thương, cấp thuốc tẩy giun điều trị liều cao và bàn giao người bệnh về Trung tâm Y tế huyện Văn Yên tiếp tục điều trị.

    Bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm…) có chứa ấu trùng giun rồng.

    Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%. Đây là loại giun tròn, dài nhất trong nhóm giun gây nhiễm trên người, giun cái trưởng thành có chiều rộng 1 – 2 mm, dài khoảng 70 – 120cm, mỗi giun cái có thể mang tới 3 triệu ấu trùng giun, giun đực ngắn 4cm, chết sau khi giao phối với giun cái.

    Bệnh giun rồng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) loại trừ trên phạm vi toàn cầu từ năm 2018, WHO đã chứng nhận 199 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực không ghi nhận trường hợp mắc bệnh.

    Bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài 9 – 14 tháng và tiến triển âm thầm, ít khi gây tử vong trực tiếp nhưng có thể tử vong do biến chứng của bệnh như nhiễm trùng thứ phát, áp xe lạnh xuất hiện tại chỗ giun chết, nhiễm trùng khớp…) tê liệt tủy sống, liệt nửa người do giun bị chết và vôi hóa.

    Các biến chứng này làm hạn chế khả năng học tập, làm mất khả năng lao động hoặc suy kiệt do diễn biến bệnh kéo dài. WHO đánh giá bệnh đang là gánh nặng bệnh tật, gánh nặng về kinh tế cho gia đình, xã hội.

    Việt Nam đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chứng nhận không có ca bệnh từ năm 1998, đến năm 2019. Năm 2020, theo báo cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, Việt Nam phát hiện 4 trường hợp, trong đó 1 tại tỉnh Phú Thọ, 1 trường hợp tại Thanh Hóa.

    Riêng tỉnh Yên Bái đã ghi nhận 2 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp tại xã Phúc Ninh, huyện Yên Bình, 01 trường hợp tại xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên.

    Năm 2021, huyện Văn Yên ghi nhận 1 trường hợp và 1 trường hợp đang được điều tra xác minh, nâng tổng số ca bệnh tại Yên Bái lên thành 3 ca/ tổng số 5 ca trên cả nước (chưa kể ca đang điều tra xác minh).

    Điều nguy hiểm là khi mới mắc bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào. Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi con giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú. Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 – 6 tuần.

    Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chết trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván. Chẩn đoán xác định nếu tìm thấy giun từ ổ áp xe hoặc biểu hiện trên X-quang của một con giun đã bị vôi hóa.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/dau-hieu-canh-bao-benh-voi-nguoi-thich-an-goi-ca-d200504.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img