31 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 15, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBiến hàu thành lính canh ô nhiễm biển

    Biến hàu thành lính canh ô nhiễm biển

    Date:

    Related stories

    Nghiên cứu của họ cho thấy giống như việc mang chim hoàng yến vào mỏ than, hàu nằm gần các giàn dầu ngoài khơi có thể phát hiện một lượng nhỏ hydrocarbon được sử dụng mỗi ngày cho việc lọc hàng chục galông nước.

    Theo dõi việc này, các nhà khoa học có thể sớm phát hiện các vết nứt nhỏ trong cơ sở hạ tầng trước khi thảm họa tràn dầu có thể xảy ra và đe dọa tới sinh vật hoang dã cũng như các cộng đồng ven biển.

    Sinh sống bằng cách bám vào đá hoặc các giá thể khác, hàu là loài động vật lý tưởng cho việc cho việc phân tích trong thời gian thực bởi “chúng không có việc gì làm ngoài để ý âm thanh dao động xung quanh, nhiệt độ và các biến đổi ánh sáng” – nhà nghiên cứu Jean-Charles Massabuau đến từ Viện Khoa học CNRS của Pháp trao đổi.

    Làm việc với Đại học Bordeaux, ông đã phát triển quá trình đo phản ứng của hàu khi tiếp xúc với dầu và khí ga tự nhiên có trong nước từ năm 2011 với nhiều nhà sinh vật học, toán học và chuyên gia máy tính.

    Loài thân mềm hai mảnh vỏ này hoàn hảo cho việc lấy mẫu chất lượng nước mà nó lọc suốt trong cả ngày vì nó phản ứng gần như ngay lập tức với bất cứ lượng dầu nào dù có nhỏ đến đâu đi nữa. Để nghiên cứu về phản ứng trên, ông và nhóm nghiên cứu đã sử dụng một bể cá cách điện làm từ các khối bọt nhựa và bê tông, lốp xe đạp cũ và bóng tennis tại trạm nghiên cứu biển lâu đời thứ 2 trên thế giới ở Vịnh Arcachon nằm phía Tây Nam nước Pháp.

    Các điện cực được gắn vào hàng chục con hàu ở trong bể, cho phép các nhà nghiên cứu đo tốc độ đóng mở van để lọc nước của mỗi con hàu. Đột biến trong chu trình đóng mở van là dấu hiệu đầu tiên cho thấy những con hàu đang bị căng thẳng, trong đó chu trình tăng lên tương ứng với nồng độ hydrocarbon cao hơn.

    Quan sát đã được thực hiện ở nhiều khu vực bao gồm biển Barents ở Na Uy và Nga cũng như các kênh đào xây dựng cho một cơ sở nghiên cứu điều hành bởi tập đoàn năng lượng khổng lồ Total nằm ngoài thành phố Pau ở phía Tây Nam nước Pháp.

    Tiềm năng của công nghệ này đã thu hút được sự chú ý của tập đoàn trong năm 2012, khi họ bắt đầu hợp tác với phòng thí nghiệm và cung cấp hỗ trợ tài chính. Philippe Blanc, người đứng đầu các nỗ lực chống ô nhiễm của Total cho biết, nghiên cứu này có thể giúp bảo vệ môi trường biển khỏi những lần “rò rỉ trong thầm lặng” diễn ra tại các cơ sở của họ.

    Tính đến nay họ đã đầu tư khoảng 1,7 triệu euro cho nghiên cứu lính canh hàu này. Sau 14 tháng thử nghiệm tại mỏ dầu Abu Al Bukhoosh nằm ngoài bờ biển Abu Dhabi với hàu ngọc trai, Total hiện đang lên kế hoạch triển khai dự án tương tự tại mỏ dầu Al Khalij ở Qatar. Tuy nhiên, Massabuau cảnh báo bất chấp sự nhiệt tình trong việc quảng bá hình ảnh có ý thức với môi trường, Total có thể nhìn nhận mối quan hệ hợp tác với phòng thí nghiệm như “con dao 2 lưỡi”.

    Ông mong muốn nghiên cứu của ông trở thành một “đảm bảo đáng tin cậy” chứ không chỉ là một “con tem phê chuẩn có tính khoa học” cho các hoạt động của Total.

    Theo moitruong.com.vn (5/10/2018)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img