18.3 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBếp gas giải phóng các chất ô nhiễm NO2 nồng độ cao...

    Bếp gas giải phóng các chất ô nhiễm NO2 nồng độ cao gây tổn thương phổi

    Date:

    Related stories

    Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan vừa đưa ra cảnh báo, dùng bếp gas để nấu ăn sẽ giải phóng các chất ô nhiễm như NO2 nồng độ cao có thể gây tổn thương phổi.

    Theo báo cáo do nhóm phi lợi nhuận về hiệu quả năng lượng CLASP và Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan đưa ra, mức độ trung bình của NO2 ở những gia đình sử dụng bếp gas cao gấp đôi thông thường, nguy cơ gây tổn thương phổi, viêm đường hô hấp. Theo đó, bếp gas nên được gắn cảnh báo về sức khỏe vì loại bếp này khiến khu vực nấu ăn bị ô nhiễm, vượt quá mức an toàn được khuyến nghị.

    Để có được kết luận trên các nhà khoa học Hà Lan đã đo chất lượng không khí tại 276 ngôi nhà trên khắp các quốc gia có đông dân cư nấu ăn bằng bếp gas.

    Nhóm tác giả chọn các gia đình không có người hút thuốc, cách xa những con đường và nhà máy đông đúc để tránh tác động từ các nguồn ô nhiễm khác. Kết quả ghi nhận, dùng gas để nấu ăn sẽ giải phóng các chất ô nhiễm như NO2 nồng độ cao.


    Sử dụng bếp gas có thể gây sản sinh ra nồng độ NO2 cao. Ảnh minh họa

    Hít thở không khí với nồng độ NO2 cao có thể gây các vấn đề về hô hấp. Phơi nhiễm NO2 trong thời gian dài góp phần làm trầm trọng bệnh hen suyễn, tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp. Các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người già, người có bệnh nền có nguy cơ cao hơn.

    Điều đáng lo ngại là các phát hiện cho thấy mức NO2 ở những gia đình sử dụng gas để nấu ăn cao gần gấp đôi ở các hộ không dùng bếp gas.

    Nghiêm trọng hơn, hơn một nửa số gia đình sử dụng bếp gas trong khảo sát đã vi phạm mức NO2 tối đa mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị. Mức độ ô nhiễm tăng đột biến có thể kéo dài vài giờ.

    Nhóm nghiên cứu nhận thấy dù nhà bếp có hệ thống hút mùi nhưng vẫn không loại bỏ được nhiều ô nhiễm, có lẽ do sử dụng không đúng cách.

    Nicole Kearney, Giám đốc CLASP châu Âu, cho biết: “Nghiên cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm không khí do các thiết bị nấu ăn bằng gas trong các gia đình trên khắp châu Âu”.

    Ông Kearney bổ sung thêm: “Cung cấp cho mọi người thông tin về những rủi ro sức khỏe từ bếp gas là điều cần thiết. Họ cần nguồn lực để nâng cấp lên những chiếc bếp và lò nướng an toàn hơn. Các chính phủ phải bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giải quyết tận gốc ô nhiễm không khí và hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nấu ăn lành mạnh”.

    Tin tốt là báo cáo ghi nhận những ngôi nhà sử dụng thiết bị điện không vượt quá mức NO2. Dựa trên những phát hiện này, nhóm tác giả kêu gọi mọi người chuyển sang sử dụng bếp điện.

    Nhà khoa học Piet Jacobs, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng Hà Lan, cho biết: “Việc chuyển sang nấu ăn bằng điện – tốt nhất là kết hợp với việc sử dụng hệ thống thông gió được thiết kế hợp lý – có thể làm giảm NO2 dưới mức khuyến nghị”.

    Trước đó, tiến sĩ Jonathan Levy, giáo sư sức khỏe môi trường tại Đại học Boston, Mỹ cũng tuyên bố bếp gas có thể gây ô nhiễm không khí với nitơ điôxít, có thể gây tổn thương phổi.

    Chất ô nhiễm, một “sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu,” cũng giống như được tạo ra trên các đường cao tốc, nhưng vì nhà bếp là một không gian kín, nó khiến người dân gặp nhiều rủi ro hơn. Quy mô của ngôi nhà và chất lượng thông gió cũng đóng một phần, Levy nói.

    Ngay cả khi tắt, bếp gas vẫn có thể thải ra các hóa chất như mêtan, có thể gây ra nhịp tim nhanh và khó thở, và benzen, một hóa chất có liên quan đến các bệnh ung thư khác nhau. Trong khi các nhà nghiên cứu không chắc liệu lượng benzen từ bếp có thể gây ung thư hay không, các chuyên gia lo ngại việc tiếp xúc liên tục.

    TS Levy giải thích: “Tiếp xúc với nitơ điôxít trong nhà có liên quan đến bệnh hen suyễn nặng hơn và việc sử dụng ống hít cứu hộ ngày càng tăng ở trẻ em. Khí này cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn bị hen, và nó góp phần vào cả sự phát triển và làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính”.

    Vào năm 2020, một báo cáo từ Viện Rocky Mountain phát hiện ra rằng, các chất độc thải ra từ bếp gas gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, đồng tác giả Brady Seals gọi chúng là chất ô nhiễm không mùi vô hình. Do đó, TS Levy khuyên mọi người nên chuyển sang dùng bếp điện để giảm thiểu rủi ro.

    Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu của Đại học Yale (Mỹ) đã phát hiện ra rằng cứ tăng 5 phần tỷ NO2 có liên quan đến sự gia tăng bệnh hen suyễn và các triệu chứng tương tự ở các hộ gia đình, trong khi một nghiên cứu khác năm 2013 cho thấy những người sử dụng bếp gas có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 42%.

    Trong khi giao thông, cụ thể là động cơ đốt cháy, là thủ phạm lớn nhất gây ô nhiễm NO2 ngoài trời, Levy lưu ý rằng mức độ bên trong nhà có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn – ngay cả khi bạn sử dụng máy hút mùi và mở cửa sổ.

    Ngoài khí NO2, khí mêtan, không chỉ gây hại cho con người mà còn cho môi trường, và benzen, một chất gây ung thư có liên quan đến bệnh bạch cầu, cũng có mặt. Trong khi rủi ro dành riêng cho những người tiếp xúc với số lượng lớn, Levy tuyên bố rằng 5% hộ gia đình bị rò rỉ khí mê-tan và thậm chí không hề hay biết.

    Tiếp xúc với mêtan có thể gây ra các vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở, nhịp tim nhanh, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác. Nhưng chủ nhà thậm chí có thể không biết bếp gas đang gây hại cho họ, hít phải những hóa chất nguy hiểm mà không hề hay biết.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/bep-gas-giai-phong-cac-chat-o-nhiem-no2-nong-do-cao-gay-ton-thuong-phois13-d215955.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img