33 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng 5 7, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBáo động chất DEHP trong đồ nhựa gia dụng có thể làm...

    Báo động chất DEHP trong đồ nhựa gia dụng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ

    Date:

    Related stories

    Một nghiên cứu mới công bố từ các nhà khoa học tại NYU Langone Health (Mỹ) đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối liên hệ đáng lo ngại giữa hóa chất trong đồ nhựa gia dụng tới tỷ lệ tử vong do bệnh tim, đột quỵ.

    Nhựa gia dụng tiềm ẩn hóa chất độc hại

    Các nhà khoa học tại NYU Langone Health (Mỹ) đã phân tích dựa trên dữ liệu khảo sát dân số và mẫu nước tiểu từ nhiều quốc gia cho thấy việc phơi nhiễm hàng ngày với di-2-ethylhexyl phthalate (DEHP) – một loại phthalate thường dùng để tăng độ mềm dẻo cho nhựa có thể liên quan đến hơn 356.000 ca tử vong do bệnh tim vào năm 2018, đặc biệt ở nhóm tuổi 55-64. Con số này chiếm tới hơn 13% tổng số ca tử vong toàn cầu do bệnh tim trong nhóm tuổi này.

    Phthalate, bao gồm DEHP, hiện diện trong vô số sản phẩm quen thuộc như hộp đựng thực phẩm, thiết bị y tế, đồ chơi, mỹ phẩm, chất tẩy rửa. Khi các sản phẩm này phân hủy, hóa chất có thể xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa dưới dạng các hạt siêu nhỏ.

    Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên kết giữa phơi nhiễm phthalate với các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì, tiểu đường, các vấn đề sinh sản và ung thư. Riêng với bệnh tim, DEHP được cho là có khả năng kích hoạt phản ứng viêm mạn tính trong các động mạch tim, lâu dần dẫn đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.


    Đồ gia dụng bằng nhựa tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ hóa chất DEHP. Ảnh minh họa

    Điều đáng chú ý là gánh nặng tử vong dường như không phân bổ đồng đều. Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 75% số ca tử vong tim mạch liên quan đến DEHP tập trung tại các khu vực Trung Đông, Nam Á, Đông Á và Thái Bình Dương, với Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia đứng đầu danh sách.

    Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.

    Nghiên cứu này được xem là ước tính toàn cầu đầu tiên về tác động của DEHP lên tỉ lệ tử vong do tim mạch, bổ sung vào nghiên cứu trước đó của cùng nhóm tác giả đã liên kết phthalate với hơn 50.000 ca tử vong sớm mỗi năm tại Mỹ. Gánh nặng kinh tế từ những ca tử vong liên quan đến DEHP trên toàn cầu được ước tính lên đến hàng trăm tỉ USD.

    Tiến sĩ Leonardo Trasande, tác giả cao cấp của nghiên cứu, nhấn mạnh sự cần thiết phải có các quy định chặt chẽ hơn trên phạm vi toàn cầu để giảm thiểu phơi nhiễm hóa chất độc hại này.

    Ông cũng thận trọng lưu ý rằng nghiên cứu này chỉ ra mối tương quan chứ chưa khẳng định quan hệ nhân quả trực tiếp, và con số tử vong thực tế liên quan đến tất cả các loại phthalate và mọi nhóm tuổi có thể còn cao hơn đáng kể. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung theo dõi hiệu quả của việc giảm phơi nhiễm và đánh giá tác động của phthalate lên các vấn đề sức khỏe khác.

    Theo các nhà nghiên cứu, DEHP là từ viết tắt của Diethylhexyl Phtalat, chúng là một chất hữu cơ đã từng được dùng trong thực phẩm. Ngoài DEHP thì có nhiều dẫn chất Phtalat khác có cấu trúc tương tự như Dep để ứng dụng trong ngành dược giúp điều trị bệnh ghẻ ngứa. Có thể thấy các dẫn chất Phtalat thường được ứng dụng để làm ra các chất hóa dẻo cho bao bì nhựa, từ đó giúp sản xuất ra chai, gói, đầu núm vú giả, đồ chơi trẻ con.

    Các nghiên cứu cho thấy trẻ em, đặc biệt là bé gái dễ bị xáo trộn nội tiết và dậy thì trước tuổi do cơ thể nhiễm các chất từ bên ngoài, điển hình như Xenoestrogen. Khi cơ thể bé gái chưa dậy thì nhưng tiếp xúc với Xenoestrogen thì như có một lượng Estrogen được nạp vào cơ thể. Chính Estrogen kích hoạt tuyến yên ở não và vùng dưới đồi tiết ra Gonadotropins làm xuất hiện các hiện tượng dậy thì ở bé gái. Và DEHP đã được chứng minh là chất có tác dụng như Xenoestrogen, chất làm rối loạn hormone giới tính.

    Hiện nay không riêng gì Việt Nam và nền công nghiệp thực phẩm toàn cầu đã nghiêm cấm sử dụng DEHP. Trước đây chúng được sử dụng bởi đặc tính không tan trong nước, tan trong dầu và có thể thay thế dầu cọ trong thực phẩm bởi chúng rẻ tiền hơn. Từ khi các nghiên cứu dẫn chứng mức độ nguy hiểm của hợp chất này với cơ thể, liên tục có nhiều cuộc kiểm tra nghiêm ngặt được diễn ra trên phạm vi rộng để đảm bảo DEHP không có trong bánh kẹp, sữa, thạch, nước giải khát.

    Vậy có thể khẳng định việc cảnh giác, không sử dụng thực phẩm hay vật dụng có dẫn chất Phtalat như DEHP là cực kỳ cần thiết. Có thể chủ động bảo vệ cơ thể với thói quen sử dụng đồ nhựa dẻo cẩn trọng trong đời sống hằng ngày. Nên ưu tiên dùng sản phẩm nhựa PVC, không đựng thực phẩm nóng trong bao bì nhựa hay vật dụng nhựa. Đặc biệt có ý thức cao trong việc dùng túi vải, túi giấy thay vì bao bì bằng nhựa, plastic, vừa tốt cho sức khoẻ vừa bảo vệ môi trường.

    Đồ nhựa phải đạt tiêu chuẩn chất lượng nào?

    Ngoài ra ngành nhựa đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, với việc sử dụng các sản phẩm nhựa trở nên phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau, từ hàng tiêu dùng đến thiết bị y tế. Để đảm bảo các sản phẩm nhựa đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất là rất cần thiết. Điều này bao gồm việc tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể.

    ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế) là một tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ chuyên phát triển và công bố các tiêu chuẩn cho các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả nhựa. ISO hoạt động để đảm bảo rằng các sản phẩm an toàn, đáng tin cậy và có chất lượng tốt. Một số tiêu chuẩn ISO quan trọng nhất đối với nhựa bao gồm: ISO 1183-1 quy định các yêu cầu để xác định các tính chất cơ lý cơ bản của chất dẻo, chẳng hạn như mật độ, độ bền kéo và độ bền va đập; ISO 12215-1 quy định các yêu cầu đối với việc thiết kế và đóng thuyền nhựa; ISO 15223-1 xác định các yêu cầu đối với việc ghi nhãn thiết bị y tế làm từ vật liệu nhựa, bao gồm thông tin về mục đích sử dụng, nhà sản xuất của thiết bị và mọi cảnh báo hoặc biện pháp phòng ngừa có liên quan; ISO 16072 xác định các yêu cầu để đo lượng khí thải carbon của các sản phẩm nhựa, bao gồm việc tính toán lượng khí thải nhà kính từ quá trình sản xuất và thải bỏ sản phẩm.

    Ngoài ra còn có Tiêu chuẩn ASTM International, trước đây gọi là Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ, là một tổ chức được công nhận trên toàn cầu chuyên phát triển và công bố các tiêu chuẩn cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả nhựa. ASTM Quốc tế hoạt động để thúc đẩy kiến thức và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực. Họ thiết lập và công bố các tiêu chuẩn cho nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả nhựa.

    Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản JIS là tập hợp các tiêu chuẩn được phát triển và duy trì bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JISC) nhằm đảm bảo chất lượng và sự an toàn của các sản phẩm và dịch vụ tại Nhật Bản. JIS bao gồm nhiều ngành công nghiệp, bao gồm cả nhựa. Trong lĩnh vực nhựa, JIS đã thiết lập một số tiêu chuẩn quan trọng được sử dụng rộng rãi ở Nhật Bản và quốc tế. Một số tiêu chuẩn JIS quan trọng nhất đối với nhựa bao gồm:

    Hay Tiêu chuẩn SAE International, trước đây gọi là Hiệp hội kỹ sư ô tô, là một tổ chức chuyên nghiệp đặt ra các tiêu chuẩn ngành cho các lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, bao gồm cả nhựa. SAE được dành riêng để thúc đẩy kỹ thuật di động và thúc đẩy trao đổi kiến thức kỹ thuật giữa các thành viên và cộng đồng kỹ thuật rộng lớn hơn. Trong lĩnh vực nhựa, SAE đã thiết lập một số tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành ô tô và các ngành liên quan.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/bao-dong-chat-dehp-co-nhieu-trong-san-pham-nhua-gia-dung-co-the-lam-tang-nguy-co-dau-tim-dot-quy-d232952.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img