17 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBáo cáo thiên tai tại Việt Nam

    Báo cáo thiên tai tại Việt Nam

    Date:

    Related stories

    Theo Chỉ số Rủi ro Thiên tai Toàn cầu 2018, Việt Nam là một trong 10 nước phải chịu tác động nhiều nhất của các sự kiện thời tiết cực đoan gây tổn thất. Kể từ những năm 1970, mỗi năm Việt Nam có tới trên 500 người tử vong do thiên tai và thiệt hại chiếm trên 1,5% GDP.

    Báo cáo về đóng góp quốc gia tự nguyện để ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam nhấn mạnh rằng thiệt hại do thiên tai vào năm 2030 có thể lên tới 3-5% GDP.

    Việc đảm bảo khả năng chống chịu của vùng ven biển trước thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra không phải là cách nói hoa mỹ mà thực sự là nhiệm vụ của từng hộ gia đình, doanh nghiệp và chính quyền các cấp.

    Trong phát biểu nhân Ngày phòng chống thiên tai hôm nay, Bà Akiko Fujii, Phó trưởng Ban giảm thiểu rủi ro tăng cường chống chịu thiên tai, Phó Giám đốc Quốc gia UNDP Việt Nam, cho biết nhiều vùng duyên hải của Việt Nam hiện là vựa lúa của cả nước. Nếu không thiết kế tốt được khung chống chịu với thiên tai thì những trận thiên tai lớn sẽ còn làm tăng thêm thiệt hại về kinh tế cho Việt Nam.

    Hiện tượng El-Nino kéo dài gây ra hạn hán và xâm nhập mặn vào năm 2015-2016, trận bão Damrey năm 2017 và lũ lụt năm 2018 đã cho thấy tác động nghiêm trọng của cả thiên tai diễn biến chậm và bất ngờ ở Việt Nam, trong đó hầu hết các nhóm dễ tổn thương như người nghèo, trẻ em, phụ nữ và người dân tộc thiểu số phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

    Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ về ứng phó và cứu trợ nhân đạo song vẫn còn nhiều việc phải làm để hiểu rõ được thiệt hại kinh tế do thiên tai quy mô lớn gây ra.

    Với trên 8 triệu USD từ Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp Trung ương của Liên hợp quốc, từ năm 2016 đến năm 2018, Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có cơ hội rất lớn được hỗ trợ Chính phủ, Hội chữ thập đỏ Việt Nam và nhiều Tổ chức phi chính phủ để giúp cho hơn 500.000 người dân giải quyết nhu cầu thiết yếu và cấp bách về nước, vệ sinh môi trường, sức khỏe, dinh dưỡng, an ninh lương thực và nơi ở.

    Liên hợp quốc và nhiều đối tác nhân đạo đang hoạt động tại Việt Nam để thực hiện nhiều bài học kinh nghiệm và nâng cao công tác hỗ trợ bằng cách tăng cường khung điều phối Quản lý Ứng phó với Thiên tai, chẳng hạn như Đánh giá Nhu cầu sau Thiên tai một cách nhanh chóng và chi tiết, nhằm tạo điều kiện thực hiện được khung khắc phục thiên tại một cách đầy đủ.

    Song chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng, tăng cường hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho nhiều đối tượng dễ tổn thương hơn chỉ là một phần trong nỗ lực rất lớn.

    Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi về chiến lược giảm thiên tai, từ cách tiếp cận ứng phó khẩn cấp đến cân bằng hiệu quả giữa ứng phó với thiên tai và giảm nhẹ rủi ro thông qua tăng cường khả năng chống chịu. Cách tiếp cận đảm bảo này chính là cốt lõi của Khung Hành động Sendai 2030 mà Việt Nam tham gia.

    Hôm nay, tại vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Mekong này, chúng ta rất may mắn được thấy mực nước lũ chỉ thấp dưới mức báo động 2. Nếu mực nước lũ vượt mức báo động 3, nhiều khu vực của vùng đồng bằng xanh tốt này sẽ bị ngập, ảnh hưởng tới hàng triệu người dân và gây thiệt hại kinh tế vô cùng nghiêm trọng cho người dân cũng như ngân sách quốc gia.

    Để giải quyết được nhiều thách thức do tác động về kinh tế của biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra, đòi hỏi phải lập kế hoạch với thông tin về rủi ro ở nhiều ngành, nhiều cấp chính quyền và nhiều cơ quan, tổ chức. Điều quan trọng là từng cá nhân, Bộ, ngành của cả khối nhà nước và tư nhân đều phải có hành động cụ thể để hiểu được rủi ro, quan tâm tới nhóm dễ tổn thương và đưa ra được kế hoạch phát triển, trong đó có xét tới những rủi ro này.

    Trong quá trình lập kế hoạch, nhiều hành động cần có kinh phí đầy đủ và cần được lồng ghép vào quá trình phát triển của từng ngành, từng tỉnh và cuối cùng là cả quốc gia. Bằng việc lập kế hoạch phát triển dài hạn và có thông tin về rủi ro, Việt Nam có thể giảm được tác động kinh tế đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu và thiệt hại do thiên tai.

    Theo Mai Anh/moitruong.com.vn (12/10/2018)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img