12 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBánh mì có thể chứa chất gây ung thư nếu có dấu...

    Bánh mì có thể chứa chất gây ung thư nếu có dấu hiệu này cần tránh dùng

    Date:

    Related stories

    Bánh mì là món ăn ưa thích của nhiều người tuy nhiên ăn nhiều bánh mì sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là khi chúng có dấu hiệu mốc, cháy đen.

    Trong nhịp sống hiện đại, những loại thức ăn nhanh bỗng chốc lên ngôi và được ưa chuộng, trong đó có bánh mì. Bánh mì là thực phẩm quen thuộc trong bữa sáng của người dân khắp nơi trên thế giới. Thực tế không chỉ ở Việt Nam mới có bánh mì mà nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn, Nhật cũng rất yêu thích món ăn này. Bánh mì có thể ăn kèm hoa quả, bơ sữa hay thịt nguội, xúc xích… món nào cũng rất thơm ngon và tiện lợi.

    Tuy nhiên, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, không phải tiêu thụ bánh mì như thế nào cũng tốt, có 2 loại bánh mì có thể chứa chất gây ung thư nhưng nhiều người vẫn rất chủ quan ăn.


    Bánh mì có dấu hiệu cháy đen, mốc không nên ăn. Ảnh minh họa

    Bánh mì đã bị mốc

    Bánh mì chỉ bị mốc một phần thì có thể tiếp tục ăn không? Thực tế, có nhiều người vì muốn tiết kiệm nên đã loại bỏ phần mốc để ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia của Úc mới đây cảnh báo rằng ăn bánh mì bị mốc, ngay cả những phần bánh không bị nấm mốc ảnh hưởng đáng kể, cũng là một trong những cách gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất.

    Phần nấm mốc có thể tiết ra chất độc, trong đó có nhiều loại nấm mốc nhỏ đến mức mắt thường không thể nhìn thấy, nếu ăn phải rất dễ gây hại cho hệ miễn dịch, tổn thương gan và thận.

    Khi bánh mì bị mốc chuyển thành màu xanh lá cây thì cần cảnh giác với việc phần mốc đó là nấm Aspergillus flavus – loại nấm sản sinh ra độc tố aflatoxin có khả năng gây bệnh ung thư gan. Aflatoxin được WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 – là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người.

    Bánh mì bị nướng cháy đen

    Theo tờ Healthline, acrylamide là một hợp chất thường được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm gia dụng, bao gồm mỹ phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc nhuộm, vải, giấy…

    Tuy nhiên, acrylamide cũng có thể hình thành trong thực phẩm giàu tinh bột trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao như chiên và nướng. Nó xuất hiện do phản ứng hóa học giữa protein và đường, làm cho thực phẩm nấu chín có màu sẫm và mùi vị đặc biệt hơn. Trong đó, bánh mì nướng bị cháy cũng có thể chứa acrylamide.

    Acrylamide trong chế độ ăn uống có liên quan đến một số tác động tiêu cực đến sức khỏe, bao gồm cả ung thư. Trên thực tế, vào năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (một cơ quan trực thuộc WHO) đã phân loại acrylamide là chất có thể gây ung thư ở người.

    Nhiều nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng tiêu thụ acrylamide với số lượng lớn có thể làm tăng sự phát triển của các khối u vú và tuyến giáp, cũng như góp phần vào ung thư nội mạc tử cung và u trung biểu mô tinh hoàn.

    Hiện tại, vẫn chưa rõ chính xác acrylamide có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng ung thư ở người như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta nên chủ động giảm lượng acrylamide để bảo vệ sức khỏe.

    Để tránh cho bánh mì bị cháy, bạn có thể nướng chúng trong thời gian ngắn hơn. Việc cắt bỏ những phần bánh mì bị cháy cũng có thể giúp bạn hạn chế tiêu thụ acrylamide.

    Những tác hại khác khi ăn nhiều bánh mì

    Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, ăn bánh mì nhiều dù không bị mốc hay cháy đen thì vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.

    Gây mệt mỏi mãn tính

    Đó là kết luận của bác sĩ chuyên khoa tim William Davis của Hoa Kỳ. Ông khẳng định rằng bánh mì là nguyên nhân của “căn bệnh thế kỷ”: Gây mệt mỏi mãn tính. Bởi theo những nghiên cứu gần đây, các loại bánh mì bày bán trên thị trường không mang lại sức khỏe cho bạn.

    Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể. Tuy nhiên, chất xơ lại giúp bộ não bộ hoạt động, vì vậy khi thiếu chúng não bộ không thể hoạt động bình thường. Người hiện đại dùng bánh mì ít nhất hai – ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân khiến người ta mệt mỏi. Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 – 50 năm về trước. Trong hạt lúa mì hiện dùng có chứa một chất gọi là gliadin – một protein mới có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.

    Làm tăng lượng cholesterol

    Theo các nghiên cứu, cholesterol không chỉ sinh ra từ chất béo mà có thể ngay từ chiếc bánh mì. Bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.

    Chứa nhiều gluten gây hại

    Trong lúa mì- thành phần chính của bánh mì, có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Hơn thế, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.

    Làm mất tác dụng của lượng đường trong máu

    Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn bánh mì. Bánh mì có chỉ số đường huyết rất thấp. Ngay khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức và gây hại cho sức khỏe của bạn.

    Gây bệnh táo bón

    Bánh mì chứa lượng tinh bột lớn có tính kết dính và không có chất xơ. Khi ăn nhiều, bạn có thể bị táo bón ngay lập tức.

    Tăng nguy cơ gây ung thư thận

    Kết luận trên được Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận (Renal Cell Carcinoma – RCC) và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm. Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.

    An dương (T/h)
    https://vietq.vn/banh-mi-co-the-chua-chat-gay-ung-thu-neu-co-dau-hieu-nay-d191766.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img