21 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng 4 8, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo mắc một số bệnh này không...

    Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo mắc một số bệnh này không nên ăn trứng

    Date:

    Related stories

    Theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, trứng là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ được nhiều người yêu thích nhưng những người hay mắc bệnh dị ứng, thận không nên ăn.

    Trứng không chỉ giàu protein và các axit amin thiết yếu mà còn có chứa nhiều lecithin – một loại chất béo tốt rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều hòa lượng cholesterol trong máu. Do vậy, việc ăn một quả trứng mỗi ngày đối với những người có sức khỏe bình thường sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

    Đặc biệt khi ăn trứng vào buổi sáng có thể giúp hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ và cải thiện khả năng hoạt động trí não. Theo các chuyên gia, trong trứng có chứa choline – một dưỡng chất thiết yếu trong quá trình hình thành chất dẫn truyền thần kinh, đồng thời giúp hỗ trợ tăng cường trí nhớ và cải thiện chức năng nhận thức. Hơn nữa, ăn trứng vào bữa sáng còn giúp tinh thần tỉnh táo và tập trung suốt cả ngày.

    Trứng có lợi cho hệ tim mạch, chỉ cần ăn một quả mỗi ngày sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mặc dù trứng có chứa cholesterol nhưng việc tiêu thụ chúng không làm tăng lượng cholesterol như nhiều người lo ngại. Protein trong trứng có khả năng hỗ trợ phục hồi tổn thương tế bào gan. Ngoài ra, chất lecithin có trong lòng đỏ giúp thúc đẩy hỗ trợ tái sinh tế bào gan, tăng cường khả năng chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể.


    Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng ai hay dị ứng, thận không nên ăn. Ảnh minh họa

    Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa 1 Đinh Trần Ngọc Mai, khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dù trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng những bệnh cần hạn chế trứng gồm dị ứng trứng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nổi mề đay, khó thở. Hạn chế lòng đỏ ở người có rối loạn mỡ máu vì chứa nhiều cholesterol. Bệnh nhân bệnh thận mạn cần kiểm soát protein, nhưng vẫn có thể ăn lòng trắng trứng và tính toán tổng lượng protein mỗi ngày cho phù hợp.

    Thông tin thêm, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ăn trứng tốt nhưng không nên ăn nhiều. Đối với trẻ nhỏ từ 6 – 7 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà. Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi, mỗi bữa ăn 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 quả trứng chim cút. Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi cho ăn cả lòng đỏ và lòng trắng và mỗi bữa ăn 1 quả. Trẻ từ 1 – 2 tuổi ăn từ 3 – 4 quả/tuần. Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn khoảng 3 quả/tuần.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuỳ thuộc vào cách chế biến trứng mà tỷ lệ hấp thu cũng như tiêu hoá các chất dinh dưỡng có trong trứng có thể là khác nhau. Trong trường hợp ăn trứng sống thì tỷ lệ hấp thụ trứng của cơ thể chỉ chiếm khoảng 40%. Trong khi đó, ăn trứng luộc có tỷ lệ hấp thu là 100%, trứng rán lòng đào là 98,5%, trứng rán chín già là khoảng 81%, trứng ốp la đạt 85% và trứng chưng là 87,5%.

    Do vậy nên ăn trứng luộc để đảm bảo cơ thể hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết như lipid, protein, vitamin và khoáng chất. Các nhà dinh dưỡng cũng khuyến nghị rằng, khi chế biến chứng thì nên tăng sử dụng lòng trắng trứng và hạn chế ăn lòng đỏ. Bởi điều này rất có lợi cho sức khỏe.

    Đặc biệt, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh dưỡng tiết chế, trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, trứng nhất là trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, vitamin, chất khoáng. Nhiều người cho rằng ăn sống hoặc hút trứng gà sống sẽ dễ hấp thu dưỡng chất hơn là ăn chín, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.

    Trứng sống có thể chứa salmonella, khi ăn trứng bị nhiễm loại vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm và một số triệu chứng dẫn đến sinh non ở phụ nữ mang thai. Người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người bệnh tiểu đường nếu ăn trứng sống có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.

    Khi ăn trứng sống trong lòng trắng trứng sống còn có chất gây cản trở cơ thể hấp thu biotin (vitamin H). Đây là dưỡng chất không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và bột đường, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.

    Trứng sống gây ra tình trạng mất ngủ, rụng tóc nếu ăn trong một thời gian dài. Do vậy cách tốt nhất là chế biến trứng chín để ăn an toàn và bổ dưỡng nhất.

    Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1858:2018 về trứng gà thương phẩm

    Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố yêu cầu trứng gà thương phẩm là trứng gà được dùng để bán cho người tiêu dùng, vẫn nguyên vỏ và không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý nào để làm thay đổi đáng kể các đặc tính của trứng.

    Yêu cầu trứng phải có hình dạng oval đặc trưng với một đầu thon hơn. Vỏ trứng có màu đặc trưng của từng giống gà. Bề mặt vỏ nhẵn, sạch, trứng không bị rạn, nứt hoặc dập. Không có nấm mốc nhìn thấy được bằng mắt thường. Khi tách vỏ, lòng đỏ không được dính vào mặt trong của vỏ. Lòng đỏ phải đặc và phải có lớp lòng trắng đặc bao quanh lòng đỏ. Trứng không có mùi lạ, không có nấm mốc nhìn thấy được bằng mắt thường.

    Trứng gà trong mỗi bao gói phải đồng đều về hạng và cỡ. Phần nhìn thấy được của trứng gà trong bao gói phải đại diện cho toàn bộ trứng bên trong. Bao bì phải đảm bảo an toàn thực phẩm, bền khi vận chuyển trứng và bảo vệ được trứng. Ghi nhãn sản phẩm theo TCVN 7087:2013.

    Trên bao gói dùng để bán lẻ phải ghi các thông tin: Tên của sản phẩm là “trứng gà”, có thể kèm theo tên của giống gà, hạng và cỡ của trứng; Số trứng trong một bao gói hoặc khối lượng tịnh tính bằng gam hoặc kilogam; Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và/hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối; Ngày đóng gói và/hoặc hạn sử dụng tốt nhất; Dấu hiệu nhận biết lô hàng; Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển. Các bao gói nên được dán nhãn là “Hàng dễ vỡ”.

    Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ gồm: Tên sản phẩm, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối và hướng dẫn bảo quản phải được ghi trên nhãn; các thông tin phải ghi trên nhãn hoặc trong các tài liệu kèm theo. Tuy nhiên, dấu hiệu nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đóng gói, nhà phân phối có thể thay bằng ký hiệu nhận biết, với điều kiện là ký hiệu đó có thể dễ dàng nhận biết cùng với các tài liệu kèm theo.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-dinh-duong-khuyen-cao-mac-mot-so-benh-nay-khong-nen-an-trung-d232070.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img