Các nhà nghiên cứu Canada chỉ ra tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có thể gây tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Các tranh cãi xung quanh việc tiêu thụ thịt đỏ có hại với sức khoẻ hay không luôn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Nhiều người cho rằng ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, trong khi số khác lại cho rằng tiêu thụ chúng không có vấn đề gì và cần thiết cho chế độ ăn đủ chất.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Anh đã liên kết việc tiêu thụ thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, cừu và lợn, với sự suy giảm chức năng tim, bao gồm tâm thất nhỏ hơn, chức năng tim kém và động mạch cứng hơn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu gần 20.000 người, và phát hiện ra rằng việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt đã qua chế biến có liên quan đến việc gây suy giảm 3 tình trạng khác nhau của sức khỏe tim mạch.
Thịt đã qua chế biến như xúc xích và thịt xông khói, là những loại thịt đã được bảo quản bằng cách hun khói hay ướp muối, xử lý hoặc thêm chất bảo quản hóa học.
Có một số bằng chứng cho thấy thịt đỏ làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mức độ cao hơn của một số chất chuyển hóa trong máu, do đó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ, thịt chế biến có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch.
Những người yêu thích hamburger có thể phải cân nhắc chuyển sang nhiều loại thực phẩm thay thế có nguồn gốc từ thực vật hiện đã phổ biến hơn trên các kệ hàng ở siêu thị, cũng như tốt hơn cho môi trường.
Vào tháng trước, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Canada đã liên kết các nguy cơ bệnh tim mạch, như đau tim và đột quỵ, với việc tiêu thụ thịt chế biến sẵn. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2018 cho thấy việc tiêu thụ thịt đỏ thường xuyên có thể làm tăng mức độ hóa chất gây bệnh tim mạch hơn 10 lần.
Tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Zahra Raisi-Estabragh của Đại học Queen Mary, London, cho biết: “Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và tăng nguy cơ đau tim hoặc tử vong do bệnh tim.
Lần đầu tiên, chúng tôi đã kiểm tra mối quan hệ giữa việc tiêu thụ thịt và các biện pháp hình ảnh về sức khỏe tim mạch. Điều này có thể giúp chúng tôi hiểu cơ chế cơ bản của mối liên hệ đã được quan sát trước đây với bệnh tim mạch”.
Nghiên cứu dài hạn điều tra sự đóng góp của gen và môi trường đối với sự phát triển của các vấn đề sức khỏe, bao gồm 19.408 người tham gia của UK Biobank.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa việc tự báo cáo về mức độ tiêu thụ thịt đỏ, thịt chế biến với giải phẫu và chức năng của tim.
Ba loại thước đo sức khoẻ tim đã được phân tích, một trong số đó là độ đàn hồi của mạch máu, dấu hiệu của sức khỏe tốt. Phân tích được điều chỉnh cho các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mối liên hệ, bao gồm tuổi tác, giới tính, giáo dục, hút thuốc, rượu, tập thể dục, huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến có liên quan đến việc giảm các chỉ số về sức khỏe tim mạch trong tất cả các biện pháp được nghiên cứu.
Những người ăn nhiều thịt hơn có tâm thất nhỏ hơn, chức năng tim kém hơn và động mạch cứng hơn, tất cả đều là các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch kém hơn.
Cụ thể, những người ăn nhiều thịt hơn có tâm thất nhỏ hơn, chức năng tim kém hơn và động mạch cứng hơn, tất cả đều là các dấu hiệu của sức khỏe tim mạch kém hơn.
Để so sánh, các nhà nghiên cứu cũng đã kiểm tra các mối quan hệ giữa các phép đo hình ảnh tim với việc ăn cá có dầu, vốn được biết đến là tốt cho sức khoẻ tim mạch. Họ phát hiện ra rằng khi lượng tiêu thụ cá dầu tăng lên, chức năng tim được cải thiện và các động mạch co giãn hơn.
Tiến sĩ Raisi-Estabragh cho biết: “Các phát hiện hỗ trợ những quan sát trước đây về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến với bệnh tim, đồng thời cung cấp hiểu biết về cấu trúc và chức năng tim, mạch máu.
Người ta cho rằng những yếu tố này có thể là lý do cho mối liên hệ quan sát được giữa thịt đỏ và bệnh tim. Ví dụ, có thể ăn nhiều thịt đỏ hơn dẫn đến tăng cholesterol trong máu và điều này lại gây ra bệnh tim.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các yếu tố này đóng một vai trò trong mối liên hệ giữa lượng thịt tiêu thụ và sức khỏe tim mạch, nhưng chúng không phải tất cả”.
Các tác giả lưu ý rằng, nghiên cứu không xem xét các cơ chế thay thế và thừa nhận rằng nó không thật sự gây ra suy giảm chức năng tim. “Đây là một nghiên cứu quan sát và không thể giả định được nguyên nhân, nhưng nhìn chung, có vẻ hợp lý khi mọi người hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến vì lý do sức khỏe tim mạch’, Tiến sĩ Raisi-Estabragh nói.
Nghiên cứu đang được trình bày tại Hội nghị Tim mạch Dự phòng ESC 2021, một hội nghị khoa học trực tuyến của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC).
Tiến sĩ Shireen Kassam, bác sĩ huyết học và giảng viên cao cấp tại Bệnh viện King’s College, không tham gia vào nghiên cứu, cho biết dữ liệu quan sát có giá trị trong vài thập kỷ chỉ ra ăn thịt đỏ và thịt chế biến làm tăng nguy cơ phát triển và tử vong do bệnh mạch vành và tim.
Bà nói: “Không có gì ngạc nhiên khi những người tham gia tiêu thụ nhiều thịt nhất có bằng chứng về chức năng tim và mạch máu bị suy giảm. Nghiên cứu khẳng định rằng chúng ta phải tránh đặt câu hỏi về vai trò của thịt đỏ và thịt chế biến trong chế độ ăn uống và hành động theo những phát hiện nghiên cứu này.
Bằng cách tập trung vào thông điệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả để hỗ trợ người dân loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống và thay thế chúng bằng nguồn protein thực vật lành mạnh hơn. Điều này sẽ không chỉ cải thiện sức khỏe con người mà còn có lợi cho môi trường”.
Hương Giang (theo: dailymail)
http://vietq.vn/an-thit-do-va-thit-che-bien-co-the-lam-tang-nguy-co-mac-benh-tim-mach-d186078.html