16 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngĂn ít đường có thể ngăn chặn bệnh ung thư phát triển...

    Ăn ít đường có thể ngăn chặn bệnh ung thư phát triển hoặc khởi phát

    Date:

    Related stories

    Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Mỹ, nếu ăn ít đường trong chế độ sinh hoạt hàng ngày có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.

    Đường cung cấp một lượng lớn calo, đồng thời ngăn chặn cơ thể đốt cháy calo do cơ thể tự động kháng insuline khi ăn quá nhiều đường. Do đó, việc ăn nhiều đường làm chậm quá trình trao đổi chất, tăng khả năng tích tụ mỡ dưới da, khiến cho việc tập luyện giảm cân trở nên khó khăn hơn.

    Nguy hiểm hơn, ăn nhiều đường có thể gây rối loạn sản xuất insuline dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, nếu ăn ít đường hơn mỗi ngày, kiêng đồ ngọt và tinh bột, lượng đường nạp vào cơ thể sẽ giảm đáng kể, đồng nghĩa với lượng calo cũng giảm và cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn, có thể đốt cháy calo nhanh hơn. Điều quan trọng là có thể ngăn chặn được khối u phát triển thậm chí là ngăn chặn sự khởi phát ung thư.


    Ăn ít đường có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh, nhất là ung thư. Ảnh minh họa

    Theo Cell Reports, một nhóm nhà sinh học tại Đại học Texas (Mỹ) đã, phát hiện chế độ ăn ít đường có thể có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư hoặc thậm chí ngăn chặn sự khởi phát ung thư.

    Khi lượng đường trong máu nằm trong giới hạn nhất định, các khối u phổi (ung thư biểu mô tế bào vảy – squamous cell carcinoma) đã ngừng tiến triển, mặc dù chúng không giảm kích thước. Ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cell carcinoma) là một loại ung thư của tế bào biểu mô – tế bào vảy.

    Các tế bào vảy là thành phần chính của biểu mô da và ung thư biểu mô tế bào da là dạng chủ yếu của ung thư da. Tuy nhiên, các tế bào vảy cũng có ở đường tiêu hóa, phổi và ở các vùng khác của cơ thể như môi, miệng, thực quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, âm đạo, cổ tử cung… Vì vậy, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau của cơ thể với các biểu hiện khác nhau về triệu chứng lâm sàng, bệnh sử, tiên lượng và đáp ứng điều trị.

    Kết quả nghiên cứu của nhóm nhà sinh học trên cho thấy việc hạn chế lượng đường trong máu ở những con chuột bị ung thư phổi khiến khối u không phát triển.

    Trong quá trình nghiên cứu, các nhà sinh học đã cho những con chuột thí nghiệm tuân thủ chế độ ăn ketogenic (ketogenic diet), đặc trưng bởi hàm lượng đường thấp. Các con vật cũng được dùng loại thuốc tiểu đường không cho phép thận hấp thụ đường từ máu. Về nguyên tắc, chế độ ăn ketogenic tự tạo ra một hiệu ứng có lợi. Tuy nhiên, sự kết hợp với điều trị bằng thuốc cho kết quả rõ rệt hơn.

    Các chuyên gia đã xác định mối liên quan rõ ràng giữa nồng độ đường trong máu cao và việc giảm tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân ung thư. Theo nhà sinh học Jung-Whan Kim, rõ ràng ung thư biểu mô tế bào vảy phụ thuộc rất nhiều vào đường như một nguồn năng lượng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu tiền lâm sàng, hạn chế glucose không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với các loại ung thư không phải tế bào vảy.

    An Dương (T/h)
    http://vietq.vn/an-it-duong-co-the-ngan-chan-benh-ung-thu-phat-trien-hoac-khoi-phat-d185031.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img