23 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng 4 16, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững lưu ý của chuyên gia khi dùng chảo chống dính

    Những lưu ý của chuyên gia khi dùng chảo chống dính

    Date:

    Related stories

    Chảo chống dính từ lâu đã gây ra không ít tranh cãi có thể làm tăng nguy cơ ung thư và các mối nguy hiểm sức khỏe khác.

    Theo Nhóm Công tác Môi trường Mỹ, nhiều người có thói quen làm nóng chảo trước khi cho dầu hoặc thực phẩm vào nhưng điều này có thể nguy hiểm nếu áp dụng với chảo chống dính.

    Lớp phủ chống dính trên một số loại chảo là PTFE thường được gọi là Teflon bắt đầu phân hủy khi nhiệt độ vượt quá 260 độ C. Khi đó, các hợp chất hóa học có thể phát tán vào không khí dưới dạng khí độc, gây ra triệu chứng được gọi là “cúm Teflon” với biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, đau họng hoặc tức ngực.

    Theo Consumer Reports, sau mỗi lần nấu ăn, nếu thấy thực phẩm dính lại trên chảo, nhiều người có thói quen dùng búi sắt hoặc miếng chà nồi cứng để cọ mạnh cho sạch. Tuy nhiên, điều này dễ khiến lớp chống dính bị mài mòn, hình thành các vết trầy xước nhỏ mà mắt thường có thể không nhìn thấy. Những vết xước này sẽ khiến thức ăn bám lại nhiều hơn trong các lần nấu sau, đồng thời tạo điều kiện cho lớp phủ phân hủy nhanh hơn khi gặp nhiệt.

    Ngoài ra, một số loại chảo chống dính không nên rửa bằng máy rửa bát vì nhiệt độ cao và hóa chất tẩy rửa mạnh có thể khiến lớp phủ bong tróc nhanh chóng.

    Sau khi nấu ăn, để chảo nguội hẳn trước khi rửa. Dùng miếng bọt biển mềm hoặc khăn vải cùng với nước rửa bát dịu nhẹ. Nếu có vết bẩn khó tẩy, bạn có thể ngâm chảo trong nước ấm pha baking soda trong vài phút trước khi vệ sinh.

    Một sai lầm khác thường xảy ra phổ biến tại các hộ gia đình là đồ ăn thừa còn lại trong chảo sẽ để y nguyên và cất vào tủ lạnh để bữa sau tiếp tục dùng. Tuy cách này rất tiện lợi nhưng sẽ gây hư hỏng cho chảo, bởi thức ăn thường có độ ẩm, chứa nước không tốt cho bề mặt chống dính của chảo nếu để lâu.

    Thay vì giữ nguyên trong chảo, các gia đình có thể cất thức ăn còn thừa lại vào hộp bảo quản, đậy kín và để vào tủ lạnh, như vậy sẽ tốt hơn cho chảo chống dính và bảo quản thức ăn tốt hơn.


    Những điều cần tránh khi sử dụng chảo chống dính. (Ảnh minh họa).

    Bên cạnh đó, nhiều người lo ngại lớp phủ trên chảo, xoong chống dính gây mất an toàn trong nấu nướng, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư và các vấn đề về sức khỏe. Sự thực thành phần chất trong chảo chống dính tác hại thế nào, bác sĩ Nguyễn Xuân Tuấn – Giảng viên Trường đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, công thức Teflon nổi tiếng đến mức nhiều người đã gọi các loại chảo, nồi chống dính là Teflon.

    Thực tế không phải tất cả thành phần chống dính trong dụng cụ nấu ăn đều là Teflon. Mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng Teflon vẫn gây ra những lo ngại tiềm ẩn đối với sức khỏe. Teflon là tên của một loại hóa chất tổng hợp được gọi là polytetrafluoroethylene (PTFE). Teflon được sử dụng như một lớp chống dính trên bề mặt nhiều loại sản phẩm vì nó không thấm nước và giúp giảm ma sát.

    Teflon được sử dụng từ những năm 1940 và xuất hiện trong nhiều vật dụng, từ bóng đèn nhiệt cho đến đồ bảo vệ vải. Bên cạnh đó, nó còn được ứng dụng vào công nghiệp, ô tô và dược phẩm. Tuy nhiên, công dụng quen thuộc nhất của Teflon có lẽ là lớp chống dính phủ trên bề mặt nồi và chảo, giúp việc nấu nướng và vệ sinh dụng cụ dễ dàng hơn rất nhiều.

    Theo bác sĩ Tuấn, mối quan tâm về dụng cụ nấu ăn như nồi chống dính và nguy cơ gây ung thư hoàn toàn không liên quan đến Teflon. Nguy cơ này liên quan đến axit perfluorooctanoic (PFOA) – một hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất Teflon.

    Mặc dù PFOA từng được sử dụng để sản xuất Teflon nhưng kể từ năm 2013 trở đi, tất cả sản phẩm mang nhãn hiệu Teflon đều không chứa PFOA nữa. Có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa PFOA và ung thư, nhưng mối liên hệ giữa Teflon và ung thư lại hoàn toàn không có căn cứ.

    Cần lưu ý thêm, lớp phủ chống dính cũng có thể giải phóng hóa chất độc hại vào không khí khi đạt đến nhiệt độ nhất định. Các nhà khoa học đã cho thấy khi đun nóng đến 260 độ C sẽ bắt đầu tạo ra khói, khi đạt đến 400 độ C sẽ bị phân hủy và sinh ra một số chất độc hại. Vì thế, trong nấu ăn hàng ngày ở hãy để dưới 200 độ C và tránh để chảo khô trên bếp.

    Các chuyên gia cũng khuyên nên tránh đun chất chua trong chảo chống dính vì thức ăn có tính axit sẽ dễ ăn mòn lớp kim loại. Nên thay mới chảo sau 2 năm sử dụng.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/nhung-luu-y-cua-chuyen-gia-khi-dung-chao-chong-dinh-d232316.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img