27 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 5, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBộ Y tế khuyến cáo 5 nhóm người cần thận trọng khi...

    Bộ Y tế khuyến cáo 5 nhóm người cần thận trọng khi ăn hạt sen

    Date:

    Related stories

    Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo cộng đồng, hạt sen chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại hạt này.

    Hạt sen còn có tên gọi khác ít người biết là liên nhục được lấy từ trong đài sen và có thể sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau hoặc phơi khô và kết hợp trong các loại thuốc. Hạt sen có vị ngọt, dạng sáp và ăn “bùi bùi”. Vì vị dễ ăn, hạt sen được sử dụng để chế biến trong rất nhiều món ăn mặn và ngọt khác nhau, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người dùng cùng với các đặc tính an toàn của hạt sen.

    Đặc biệt khi hạt sen kết hợp với tim sen bên trong cũng giúp chữa đau đầu và suy nhược cơ thể. Nếu dùng riêng hạt sen thì có tác dụng nhuận trường và hỗ trợ phòng các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) dù hạt sen tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người không nên ăn vì có thể gây hại sức khỏe.

    Người mắc bệnh tim mạch

    Hạt sen, mặc dù là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng lại chứa một thành phần gây lo ngại cho sức khỏe tim mạch, đó là alkaloid có trong tâm sen. Alkaloid là một chất có thể gây độc cho cơ tim, nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, thậm chí suy tim.

    Vì vậy, người bệnh tim mạch cần hết sức thận trọng khi sử dụng hạt sen. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn tâm sen trước khi chế biến. Nếu muốn sử dụng tâm sen, cần phải khử độc bằng cách rang hoặc sao cho đến khi chuyển màu vàng nhạt. Tuy nhiên, phương pháp này không loại bỏ hoàn toàn độc tố, do đó cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo và không nên sử dụng thường xuyên.


    Hạt sen rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa

    Người bị rối loạn tiêu hóa

    Hạt sen có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng cầm máu, giảm tiêu chảy. Do đó, những người bị táo bón nên hạn chế ăn hạt sen vì có thể làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hạt sen chứa nhiều chất xơ, nếu ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa yếu.

    Người bị bệnh gout, sỏi thận

    Hạt sen, tuy là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lại chứa một hợp chất cần được lưu ý, đó là purine. Purine là một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric.

    Hàm lượng purine trong hạt sen tuy không cao như một số loại thực phẩm khác (như nội tạng động vật, hải sản), nhưng nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là khi cơ thể đang có vấn đề về chuyển hóa purine, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm bệnh gout trở nên nặng hơn. Axit uric tích tụ quá mức cũng có thể hình thành sỏi thận, gây đau đớn, tiểu ra máu và các biến chứng nguy hiểm khác.

    Người bị rối loạn giấc ngủ

    Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là não bộ. Một giấc ngủ ngon và đủ giấc giúp duy trì hoạt động hiệu quả của não, tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung. Ngược lại, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung, và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.

    Mặc dù một số loại thực phẩm như hạt sen có chứa các chất an thần tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ, nhưng việc lạm dụng chúng hoặc sử dụng quá nhiều thuốc an thần có thể gây ra tác dụng ngược.

    Trẻ em dưới 1 tuổi

    Hạt sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm protein, tinh bột, chất xơ… Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa một lượng lớn các chất này có thể gặp khó khăn, dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với các thành phần trong hạt sen, biểu hiện bằng các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở…

    Vì vậy, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn hạt sen. Đối với trẻ lớn hơn, chỉ nên cho ăn với lượng nhỏ và chế biến kỹ (nấu chín nhừ, nghiền nhuyễn). Khi mới cho trẻ ăn hạt sen, cần theo dõi kỹ các phản ứng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng hoặc khó tiêu, cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Một số lưu ý khác khi ăn hạt sen

    Mặc dù lợi ích của hạt sen cho sức khỏe có rất nhiều, tuy nhiên khi sử dụng cần lưu ý một số điều: Không nên sử dụng trong khoảng thời gian dài vì nó có thể gây ảnh hưởng đến hormone, gây rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn ở cả nam và nữ.

    Khi cho trẻ ăn hạt sen, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên nghiền nhuyễn trước. Nếu ăn nguyên hạt, nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ăn quá nhiều hạt sen có thể gây khó tiêu và dị ứng. Không nên uống trà tâm sen tươi, đặc biệt là nếu bị bệnh tim, vì trong tâm sen có chứa chất độc.

    Để loại bỏ chất độc nên sấy vàng hạt sen. Nếu đang gặp vấn đề về tiêu hóa như táo bón, khó tiêu hay đầy bụng nên hạn chế ăn hạt sen để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu sử dụng hạt sen tươi để chữa mất ngủ nên ăn cả tâm sen. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều để tránh ngộ độc.

    Công bố chất lượng hạt sen sấy – hạt sen tươi

    Căn cứ theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm: Quy định các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành “tự công bố” cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường. Tự công bố sản phẩm hay Công bố chất lượng sản phẩm áp dụng cho thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN. Do đó, việc thực hiện Công bố chất lượng hạt sen sấy – hạt sen tươi là “bắt buộc” theo luật định.

    Công bố tiêu chuẩn chất lượng để sản phẩm đủ điều kiện lưu thông trên thị trường, đưa vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại,.. cũng như hợp pháp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bo-y-te-khuyen-cao-5-nhom-nguoi-can-than-trong-khi-an-hat-sen-d227031.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img